Suy giáp là một trong những tình trạng rối loạn tuyến giáp thường gặp và ngày càng trở nên phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Vậy nguyên nhân gây suy giáp là do đâu? Nên khắc phục như thế nào cho hiệu quả, an toàn?
Triệu chứng điển hình của suy giáp
Tuyến giáp là một phần của hệ thống nội tiết, có vai trò sản xuất, lưu trữ và giải phóng hormone vào máu, chịu trách nhiệm chính trong việc điều hòa sự trao đổi chất cũng như hoạt động của một số cơ quan như: Hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa,… Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Phụ nữ có nguy cơ mắc suy giáp cao gấp 8 lần so với nam giới.
Suy giáp có tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn nam giới
Sau đây là một số triệu chứng suy giáp phổ biến:
– Mệt mỏi kéo dài.
– Tăng cân mặc dù ăn uống vẫn bình thường.
– Luôn cảm thấy lạnh và khả năng chịu lạnh kém.
– Yếu cơ, đau nhức xương khớp.
– Da khô, lông tóc dễ rụng, gãy.
– Thường xuyên bị táo bón.
– Thường xuyên lo lắng, kém tập trung, suy giảm trí nhớ,…
– Nhịp tim chậm.
– Tăng mức cholesterol trong máu.
Nguyên nhân gây suy giáp do đâu?
Nguyên nhân gây suy giáp phổ biến nhất là do sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch. Bình thường, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại xâm nhập. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch rối loạn thì “lá chắn” này suy yếu, bị phá vỡ không còn đủ sức chống chọi với những tác nhân độc hại và nhận nhầm các tế bào, mô tuyến giáp là tác nhân gây hại nên sản xuất ra kháng thể tự sinh tấn công, phá hủy chúng, điều này làm giảm nồng độ hormone tuyến giáp. Nhằm duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, các tế bào lành còn lại của tuyến giáp phải hoạt động nhiều hơn để sản xuất đủ lượng hormone cần thiết, khiến cho tuyến giáp phình to ra và hình thành nên u bướu ở cổ (trường hợp này còn gọi là bướu cổ do suy giáp). Vì thế, để kiểm soát tốt tình trạng suy giáp thì cần tác động vào “phần gốc” này.
Nguyên nhân gây suy giáp là do hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn
Ngoài ra, một số phương pháp điều trị cường giáp như sử dụng iod phóng xạ, dùng thuốc điều trị kháng giáp hoặc phẫu thuật tuyến giáp và tiêu thụ thực phẩm có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp hormone trong thời gian dài cũng dẫn đến suy giáp (còn gọi là suy giáp sau điều trị cường giáp).