Trên thực tế, trẻ em sẽ thoải mái hơn khi có ba mẹ cùng tập luyện, và ngoài việc tham gia cùng con những lớp học tại trung tâm, ba mẹ cũng có thể tổ chức những buổi tập nhỏ tại gia để củng cố thêm cho con với những bài tập đơn giản dưới đây.
Push-Ups (Bài tập chống đẩy)
Ảnh: Stuttgartcitizen
Với cấu tạo thể trạng của mình, những đứa trẻ thực ra có thể chống đẩy nhiều lần hơn cả người lớn. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy sự dẻo dai của trẻ em, vì chúng có thể chống đẩy cả bằng chân lẫn bằng đầu gối. Đừng quá quan tâm về vấn đề tư thế đúng sai, vì dẫu sao trẻ nhà bạn cũng sẽ nhận được những lợi ích nhất định từ những bài chống đẩy có bạn thực hiện cùng.
Squats (Bài tập gánh đùi)
Bài tập dành cho phần dưới của cơ thể này vốn đã quá phổ biến. Đối với trẻ em, động tác Squat sẽ giúp chúng có phần lưng dưới cứng cáp hơn, có được một cơ thể săn chắc, các cơ và gân cốt dẻo dai. Cho trẻ thực hiện Squat tự nhiên hoặc cầm thêm những vật có trọng lượng vừa với sức của chúng để phát huy hiệu quả bài tập một cách tối đa.
Planks (Bài tập hít đất tĩnh)
Ảnh: huffpost
Có được một cơ thể khỏe mạnh ngay khi còn nhỏ là một điều cực kì tuyệt vời, và các bài tập hít đất tĩnh sẽ giúp bé nhà bạn đạt được điều đó. Nếu giữ được động tác Plank càng lâu thì phần cơ trung tâm (Core) sẽ ngày càng chắc khỏe. Khuyến khích trẻ thực hiện thường xuyên và tạo ra niềm vui tập luyện như chơi một trò chơi nhỏ giữa ba mẹ và bé xem ai có thể giữ vị trí lâu hơn.
Crunches (Bài tập gập bụng)
Ảnh: Buenavibra
Một bài tập khá dễ dàng mà trẻ có thể học được một cách nhanh chóng, và nếu thực hiện thường xuyên sẽ hỗ trợ tốt cho phần cơ trung tâm (Core) nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung đều trở nên săn chắc. Bài gập bụng cũng không quá khắt khe về việc phải giữ đúng tư thế, miễn là bạn không để bé nhầm lẫn giữa gập bụng và bài tập ngồi lên (Sit-up), đó là một tư thế có thể khiến trẻ gặp khó khăn với phần lưng của mình.
Lunges (Bài tập chùng chân)
Đây là một bài tập đơn giản dành cho phần thân dưới mà bất cứ trẻ em nào cũng có thể dễ dàng thực hiện được. Điều trẻ cần làm chính là đứng tại chỗ và nhón chân lên với phần gót không chạm sàn, phần khó nhất có lẽ là giữ thăng bằng, vì thế trong quá trình tập, ba mẹ hãy kề bên và giúp con giữ thăng bằng trên hai chân.
Burpees (Bài tập ép cơ ngực)
Đây là bài tập gồm một chuỗi động tác giúp con bạn đốt cháy nhiều năng lượng trong thời gian ngắn. Bạn chỉ nên cho trẻ thực hiện chuỗi Burpees đơn giản nhất bao gồm: Squat – nhảy ra sau – nhảy về trước – đứng thẳng và nhảy lên. Thực hiện lặp lại khoảng mười lần rồi cho bé nghỉ ngơi để cơ thể được hồi phục.
Mountain Climbers (Bài tập leo núi)
Đây là động tác mô phỏng động tác leo núi tại chỗ mà ba mẹ và bé có thể thoái mái thực hiện cùng nhau. Hãy biến bài tập này thành một cuộc thi để chọn ra người leo núi nhanh nhất. Kiểu bài tập này sẽ mang đến nhiều hứng thú cho trẻ và giúp tác động đồng thời đến phần thân trên và phần cơ trung tâm (Core).
Gorilla Walk (Bài tập đi kiểu tinh tinh)
Trong bài tập này, trẻ sẽ nắm chặt tay với đôi chân chạm sàn, sau đó đồng thời chuyển động tay và chân ở cùng bên về phía trước rồi luân phiên đổi bên (chân trái với tay trái – chân phải với tay phải). Bài tập này giúp cải thiện thể chất và củng cố cơ xương khớp của bé. Đây cũng là một bài tập vui nhộn có thể giúp bé thư giãn trong quá trình tập.
Bear Crawl (Bài tập bò kiểu gấu)
Ảnh: Fitandwrite
Đây là một bài tập khá khó nhưng giúp trẻ phát triển được cơ bụng và đốt cháy được lượng mỡ thừa. Cho trẻ bắt dầu với tư thế khởi động với tay và đầu gối chạm sàn, sau đó nâng gối lên và di chuyển người về trước bằng chân và tay. Bài tập vui này có thể giúp trẻ tăng cường được cơ bắp trên toàn cơ thể.
Những bài tập kể trên ba mẹ đều có thể tham gia ngay bên cạnh cùng con và giúp trẻ sửa lỗi. Việc có ba mẹ tập cùng có thể là tấm gương và hình mẫu tốt giúp trẻ có động lực rèn luyện tốt hơn.