Học ngay những công thức nước detox đơn giản ngay tại nhà để thu về một loạt lợi ích tuyệt vời dành cho sức khỏe các bạn nhé!
Hãy chọn cho mình những công thức nước detox đơn giản ngay tại nhà để có thể tự pha chế sẽ vừa tiết kiệm, vừa hỗ trợ giảm cân và làm đẹp da hiệu quả. Đặc biệt, những công thức detox sau đây đều có sử dụng những loại thực phẩm quen thuộc, thường có trong bếp của mọi gia đình.
Mỗi tháng, các bạn nên detox khoảng 1 tuần để cơ thể luôn khoẻ mạnh nhé!
1. Detox táo quế (Chống lão hóa)
Nước detox táo quế không chỉ có hương vị thơm ngon đặc biệt mà còn chứa nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Nhờ có những dưỡng chất tự nhiên trong táo và quế nên loại nước detox này sẽ giúp bạn giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tiểu đường, hay tim mạch…
Không những là loại detox giúp thanh lọc cơ thể mà còn chứa cả lợi ích làm đẹp da. Với vị chua của chanh, vị ngọt của bưởi cùng cái êm dịu, mát lạnh của dưa chuột khiến loại nước detox này có hương vị độc đáo, ngon lạ hơn hẳn.
Ngoài ra, đây còn là loại detox giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa nên sẽ tăng cường khả năng miễn dịch cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, đồng thời làm chậm lại quá trình lão hóa da.
3. Detox việt quất và cam (Tăng cường trao đổi chất)
Trong loại nước detox này có chứa việt quất nên hương vị có phần khác lạ và thơm ngon hơn. Ngoài việt quất thì cam cũng là một loại thực phẩm giàu vitamin C nên có tác dụng tăng cường quá trình trao đổi chất và cải thiện làn da sáng khỏe.
4. Detox dưa hấu, dâu tây và bạc hà (Thanh nhiệt, mát gan)
Dưa hấu có tác dụng trong việc cải thiện phản ứng insulin để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đồng thời còn giúp cân bằng huyết áp ổn định trong cơ thể. Dâu tây thì giàu chất chống oxy hóa nên sẽ là một nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời. Nhờ đó, loại nước detox này không chỉ có công dụng trong việc loại bỏ mỡ thừa trên cơ thể mà còn giúp làn da thêm mịn màng và cải thiện khả năng tập trung hiệu quả.
5. Detox xoài gừng (Nước detox thải độc tốt nhất)
Nghe xoài và gừng thì có vẻ là không liên quan đến nhau, tuy nhiên, đây lại là một công thức detox tuyệt vời. Xoài có khả năng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất nên hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, đồng thời tăng cường sức khỏe não bộ. Khi kết hợp với gừng thì không chỉ là loại nước giúp giảm cân mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Cam hay mâm xôi đều là những loại trái cây giàu vitamin C và chất chống oxy hóa nên giúp chống viêm cũng như ngăn ngừa nguy cơ lão hóa sớm hiệu quả. Đây chính là một loại nước detox mới mẻ dành cho những ngày hè oi bức, nắng nóng để giúp giải nhiệt, mát lạnh ngay tức thì.
7. Detox dưa chuột cổ điển (Bổ sung vitamin, khoáng chất có lợi)
Trong danh sách nước detox nhất định không thể bỏ qua nước detox dưa chuột. Đây là một trong những công thức nước detox đơn giản đầu tiên mà không phải pha chế cầu kỳ gì. Detox dưa chuột không chỉ giúp bạn cảm thấy no lâu mà còn ngăn chặn sự thèm ăn và cung cấp nhiều vitamin, flavonoid cũng như các hợp chất khỏe mạnh để chống viêm. Mặt khác, loại nước này cũng bảo vệ sức khỏe não bộ và giúp hơi thở luôn thơm mát.
8. Detox đào và lá dâu tây (Kiềm chế sự thèm ăn, giàu vitamin)
Vào mùa hè thì đây cũng là loại nước vừa giúp bạn giảm cân, vừa giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể hiệu quả. Đặc biệt, lá dâu tây có thể kiềm chế cơn thèm ăn trong ngày. Còn đào lại có vị ngọt tự nhiên nên rất hài hòa khi kết hợp cùng lá dâu tây.
Lúc còn nhỏ, mình rất sợ một loại đồ ăn mà mọi người hay bảo là tai mèo. Những cái tai mèo ấy, dai và dẻo như cao su, có màu nâu trong, hơi đen và nhìn thì giống lỗ tai con mèo thật. Với suy nghĩ trẻ con ngày đó, mỗi lần nhìn thấy món ăn ấy là mình lại ngờn ngợn. Bây giờ, mỗi lần nhớ lại, mình lại cảm thấy thật buồn cười: tai mèo ngon như thế mà lại…!
Bạn đã dùng qua tai mèo lần nào chưa? Tai mèo, hay nói chính xác hơn là nấm tai mèo (tức mộc nhĩ, mộc nhĩ đen, nấm mèo) là nguyên liệu rất phổ biến trong các món như bún và lẩu đấy.
Nấm mèo có đặc điểm gì?
Nấm mèo có tên khoa học là Auricularia auricula-judae, thuộc họ Auricularaceae, là loại nấm mọc trên các khúc gỗ mục lành tính như mít, liễu, dâu, hòe… Sở dĩ gọi nấm mèo là mộc nhĩ đen là vì loại nấm này có hình dạng như lỗ tai, mặt ngoài màu nâu nhạt, có lông mịn và mặt trong có màu nâu đen.
Lưu ý, nấm mèo khác với một loại khác cũng có hình dáng tương tự nhưng có màu trắng, gọi là mộc nhĩ trắng (hay còn gọi là ngân nhĩ…).
Nấm mèo khô (mộc nhĩ đen)
Mộc nhĩ trắng
Trong nấm mèo có nhiều sinh tố và khoáng chất, đặc biệt là chất sắt. Về tính chất, loại nấm này khi mọc trên gỗ mục thì dai và mềm, sau khi phơi khô thì đen cứng lại. Khi dùng, bạn cắt bỏ phần chân nấm (bị bám gỗ mục) rồi ngâm chúng trong nước lạnh, đợi khi nấm mềm thì rửa rồi thái nhỏ hoặc để nguyên (tùy mục đích dùng) rồi chế biến. Nấm mèo vừa dai vừa giòn, dễ chế biến nên là nguyên liệu phổ biến trong các món như: xào, lẩu, nước ngọt, cù lao, nấu chè..
Công dụng của mộc nhĩ đối với sức khỏe
Theo lương y Hoàng Duy Tân, nấm mèo là loại thực phẩm bổ sung chất sắt lý tưởng cho phụ nữ mang thai và những người thiếu sắt. Bằng cách bổ sung thêm nấm mèo vào các món ăn hàng ngày (khoảng 20 g/ ngày và từ 2 đến 3 lần mỗi tuần), chị em phụ nữ sẽ tránh được các vấn đề về da như sần sùi, thiếu hồng hào do thiếu sắt.
Chè đậu xanh mộc nhĩ
Bên cạnh đó, mộc nhĩ còn được dùng làm thuốc bổ mà cách dùng đơn giản nhất là chưng với đường phèn. Với cách này, bạn chỉ cần lấy 20 g nấm mèo khô, ngâm nước chừng một tiếng cho nấm nở mềm thì băm nhỏ rồi chưng với đường phèn, chưng đến khi nấm chín rục thì dùng. Theo Đông y, món này chứa nhiều khoáng chất và có vị ngọt của đường phèn nên rất dễ hấp thu (vì vị ngọt thì thông vào kinh Tỳ).
Ngoài ra, nấm mèo cũng rất hiệu quả trong trường hợp đại tiện ra máu vì theo Đông y, nấm mèo có màu đen, thuộc về hành Thủy nên đi vào Thận và khắc Hỏa, tức màu đỏ (máu). Vì vậy, người bị đại tiện ra máu ăn vào sẽ rất tốt, giúp máu không ra nữa mà lại còn phòng ngừa xơ vữa động mạch, đồng thời giúp giảm rong huyết ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Nấm mèo khô
Các bài thuốc có dùng nấm mèo (mộc nhĩ)
Theo y học cổ truyền, nấm mèo vừa có thể dùng như thuốc điều trị bệnh (dùng hàng ngày) lại vừa có thể dùng như chế độ thực dưỡng cho người khỏe mạnh (dùng từ 1 – 3 lần mỗi tuần).
Một số công dụng làm thuốc của nấm mèo có thể kể đến là:
Ích khí, lâu đói, mạnh tinh thần, nhẹ mình.
Làm mát máu và giúp cầm máu.
Giải độc, điều trị lỵ ra máu, táo bón và rong huyết: lấy từ 6 – 12 g nấm mèo, sao cháy rồi tán bột và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Điều trị đau răng: lấy nấm mèo và kinh giới, sắc lấy nước rồi ngậm thường xuyên.
Điều trị trĩ lâu ngày: lấy 20 g mộc nhĩ nấu ăn thường xuyên.
Canh xương mộc nhĩ, măng khô là món ăn không thể thiếu trong những đám cưới của người Việt. Món canh măng dàu dinh dưỡng lại thơm ngon, lại có công dụng như một bài thuốc.
Lưu ý khi dùng mộc nhĩ
Nấm mèo mọc trên các thân gỗ mục nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Vì vậy, không nên tự tiện hái và dùng nấm mèo mọc trên thân gỗ các cây có độc hoặc có tinh dầu như gỗ lim, gỗ bồ kết… Nếu chẳng may bị ngộ độc thì uống nước tiểu trẻ con thật nhiều (hoặc dùng đất sét quấy lên với nước, để lắng lại rồi gạn lấy nước trong ở phần trên và uống thật nhiều), sau đó theo dõi tình trạng ngộ độc và đưa đến cơ sở y tế (nếu cần).
Ngày nay, nấm mèo đã được trồng nhân tạo trên quy mô lớn và đảm bảo được nhu cầu của thị trường.
Nên ăn loại nấm mèo đã được phơi khô và qua quá trình chế biến kỹ.
Không ngâm nấm quá lâu, thời gian hợp lý là từ nửa tiếng đến ba tiếng. Ngoài ra, không nên ngâm nấm mèo trong nước ấm mà nên dùng nước bình thường để ngâm. Với cách này, nấm nở lâu hơn nhưng sẽ giúp trung hòa tốt hơn chất nhạy cảm với ánh sáng (gây dị ứng ánh sáng) có trong nấm mèo.
Không chỉ là một loại cây cảnh dùng để trang trí trong nhà cửa, công sở và các công trình công cộng, từ lâu cây đại tướng quân đã rất quen thuộc trong dân gian với nhiều bài thuốc hay điều trị và hỗ trợ điều trị xương khớp, đau răng, đau cổ họng, viêm da có mủ, mụn nhọt, thông huyết, giảm đau, tiêu sưng, tán ứ, rắn cắn…
Bài viết sau đây xin giới thiệu với độc giả 03 bài thuốc dân gian rất hay có sử dụng lá và củ của cây đại tướng quân để điều trị và hỗ trợ điều trị các bệnh tình về xương khớp mà mẹ của tôi đã và đang sử dụng.
Sơ lược về cây đại tướng quân
Cây đại tướng quân (cây lá náng, chuối nước, tỏi voi,…) có tên khoa học là Crinum asiaticum L, một loại thực vật thuộc họ náng.
Đây là loại cây được nhiều ở các châu Á trồng và sử dụng để làm cảnh cũng như làm thuốc. Trong đó ở nước ta, cây đại tướng quân được trồng phổ biến trên khắp nhiều vùng, miền khác nhau.
Là loại cây thân thảo lâu năm, đại tướng quân cao trung bình khoảng 1 m. Mỗi cây có nhiều lá mọc từ gốc với hình dải ngọn giáo, lõm, có khía ở trên. Cụm hoa hình tán nằm ở đầu một cán dẹp dài màu trắng, có mùi thơm về chiều, được bao bởi các mo hoa dài 8–10 cm. Trên mỗi cái hoa có ống mảnh, màu lục, các phiến hoa hẹp, dài, có chỉ nhị đỏ, bao phấn vàng. Quả mọng hình gần tròn, thường chỉ chứa một hạt.
Theo y học phương Đông, cây đại tướng quân có vị cay, tính mát, có độc, có tác dụng thông huyết, tán ứ, tiêu sưng, giảm đau giã hành của nó có vị đắng, hôi, tính nóng, có tác dụng khư phong tán hàn, giải độc tiêu sưng.
Các bộ phận của cây đại tướng quân đều có thể có tác dụng điều trị và hỗ trợ điều trị một số bệnh, triệu chứng, như “đau răng, đau họng, viêm da có mủ, mụn nhọt, thông huyết, giảm đau, tiêu sưng, tán ứ, rắn cắn…”
Công dụng của cây náng hoa đỏ (cây đại tướng quân)
Đau nhức các xương khớp, bong gân ngã tổn thương.
Đau họng, đau răng.
Một số bệnh ngoài da, mụn nhọt, viêm da, viêm mủ, lở loét trên da.
Hỗ trợ điều trị khi bị rắn cắn.
Rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu.
Trĩ ngoại.
Long đờm, toát mồ hôi,…
Hình ảnh cây đại tướng quân cây náng hoa đỏ
Một số bài thuốc hay từ cây đại tướng quân
1. Bài thuốc điều trị gai cột sống
Nếu bị gai cột sống, rất đơn giản, lót một lớp lá chuối tươi, hoặc các loại lá cây tươi không có tính độc lên trên giường, phản, hoặc ghế, sau đó đổ muối đã rang lên trên lớp lá (vì muối rất nóng cho nên phải lót các loại lá để làm giảm hư hỏng đối với các vật dụng).
Lấy lá đại tướng quân còn tươi phủ 02 lớp lên phía trên lớp muối đã rải sẵn, cho người bệnh nằm lên trên lớp lá vừa trải (nhất thiết phải đè áp phần cột sống bị đau chạm trực tiếp lên trên lớp lá; nếu cảm thấy quá nóng, thì phải lót thêm một ít lá đại tướng quân khắc để làm giảm độ nóng, nhưng không nên để cho lớp lá quá nguội).
Khi có cảm giác lớp muối phía dưới lưng đã giảm độ nóng, thì vừa rút bớt từng lớp lá đại tướng quân vừa cho người bệnh cứ nằm như thế đến lúc nào lớp muối đã nguội hoàn toàn là được. Bài thuốc này có thể sử dụng một vài lần trong tuần để hỗ trợ điều trị gai cột sống.
2. Bài thuốc điều trị gai khớp tay, khớp chân
Nếu bị gai ở khớp tại và gai ở khớp chân, khá đơn giản, bạn chỉ cần lá đại tướng quân còn tươi quấn 02 lớp vào khớp tay hoặc khớp chân (chỗ bị đau) tương tự như cách đeo vòng vẫn thường làm.
Sau đó lấy một nắm muối Hymalaya rang nóng áp vào bên ngoài lớp lá đã quấn. Mỗi ngày thực hiện 02 lần (vào buổi sáng và buổi chiều). Mỗi lần thực hiện thì thay mới lá đại tướng quân, nhưng có thể dùng lại muối cũ rang nóng để làm tiếp những lần tiếp sau cũng có hiệu quả.
3. Bài rượu thuốc xoa bóp hữu ích
Thông thường người ta vẫn hay dùng lá cây đại tướng quân tươi giã ra, thêm ít rượu, nướng nóng lên và đắp vào chỗ đau (xương, khớp rồi băng lại). Nhưng mẹ tôi lại có một kinh nghiệm khá hay đó chính là sử dụng củ cây đại tướng quân (để nguyên cả rễ, đã được rửa sạch, để ráo nước) ngâm vào trong chai rượu gạo một thời gian sau đó cất trữ dùng để xoa bóp mỗi khi trong gia đình có ai đó bị vị va chạm, làm sưng tấy xương, cơ, khớp. Có lúc mẹ tôi còn sử dụng loại rượu này để bôi lên da khi trẻ em bị muỗi đốt cũng có tác dụng giảm ngứa ngáy và sưng tấy cho các em.
Ngoài ra mỗi lần bắt được những con rết to, mẹ cũng thường dùng ngâm rượu để xoa bóp như cách làm tương tự với bài thuốc từ rượu củ cây đại tướng quân.
Cây hương nhu ngoài công dụng giải cảm sốt còn có tác dụng điều trị nhiều chứng bệnh như: Bệnh hôi miệng, trẻ nhỏ chậm mọc tóc … Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về vị thuốc này nhé.
Cây hương nhu, một trong những thảo dược rất quen thuộc với chúng ta. Tôi còn nhớ này nhỏ mỗi khi đi làm đồng ngoài trời nắng mẹ thường hái nắm lá hương nhu lót bên trong chiếc mũ để tránh cảm nắng.
Tôi vẫn còn nhớ mãi cái hương thơm dễ chịu của loài cây này, chính nó đã giúp tôi vượt qua được cái nắng như thiêu như đốt của mùa hè.
Cây hương nhu ở nước ta có 2 loại là hương nhu trắng và hương nhu tía. Có công dụng tương tự nhau.
Tên khoa học
Herba Ocimi Gratissimi, thuộc họ Hoa môi.
Khu vực phân bố
Cây hương nhu trắng có kích thước lớn hơn hương nhu tía. Hương nhu trắng thường mọc hoang ở ven bờ sông, chân núi rất nhiều. Loài cây này phân bố thành từng vùng rộng lớn, nếu bạn tìm thấy 1 cây này mọc hoang thì chắc chắn xung quanh đó có khoảng vài trục m2 có loài cây này mọc.
Hương nhu trắng mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền Bắc như: Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Quảng Ninh, Hòa Bình…..
Cây hương nhu tía có hình dáng nhỏ hơn, thường ít mọc hoang và thường được người dân trồng trong nhà để làm thuốc. Loài hương nhu tía thường khó kiếm hơn.
Bộ phận dùng, thu hái chế biến
Lá cây là bộ phận được sử dụng để làm thuốc. Lá hương nhu có mùi thơm rất dễ chịu, đây chính là mùi hương tinh dầu. Chính vì vậy hiện nay cây hương nhu là 1 trong những thảo dược được sử dụng trong ngành công nghiệp tinh dầu.
Thành phần hóa học
Trong cây hương nhu có thành phần chính là tinh dầu ogenola tạo nên mùi thơm đặc trưng của loài cây này.
Cây hương nhu trắng
Cây hương nhu tía
* Công dụng của cây hương nhu
Theo y học cổ truyền hương nhu có vị cay, tính hơi ôn, vào 2 kình phế và vị. Cây có một số tác dụng chính như sau:
Tác dụng giải cảm, sốt (làm ra mồ hôi)
Tác dụng điều trị nhức đầu
Điều trị chứng miệng nôn nao, phù thũng
Điều trị chảy máu cam.
Điều trị chứng hôi miệng
Điều trị rụng tóc
Kích thích mọc tóc ở trẻ nhỏ
Cách dùng, liều dùng
Điều trị hôi miệng: Lá hương nhu tươi 15g (hoặc 10g khô) đun lấy nước để ngậm và súc miệng hàng ngày.
Điều trị trẻ chậm mọc tóc, rụng tóc: Hương nhu khô 40g đun với 300ml nước, cô thật đặc, trộn với mỡ lợn bôi đều lên đầu trẻ.
Điều trị cảm sốt: Lá hương nhu phơi khô nghiền nhỏ, pha nước nóng uống trong ngày với liều dùng 8g/ngày.
Lưu ý khi sử dụng
Người âm hư và khí hư không dùng được.
Một điểm khá thú vị khi nói đến ẩm thực phương Đông là tinh thần thực dưỡng. Điều này có thể thấy rất rõ qua những nguyên tắc kết hợp thành phần trong nghệ thuật ẩm thực, thậm chí có khi trở nên cầu kỳ, phức tạp. Tuy nhiên, có một món rất phổ biến trong nhiều quán ăn (nhất là ở Nam Bộ) đã vận dụng nó một cách đơn giản mà hiệu quả. Đó là món súp được nấu từ các hạt nêm và một nguyên liệu duy nhất: rau ngò gai.
Đặc điểm
Rau ngò gai còn được gọi là mùi tàu, mùi gai, ngò tây, ngò tàu, rau mùi cần, dã nguyên tuy…, có tên khoa học là Eryngium foetidum, thuộc họ Apiaceae.
Ngò gai là cây thân thảo, thấp với các lá thuôn dài hình mũi mác mọc từ gốc và xòe ra các hướng như hoa thị, mép lá có răng cưa.
Hoa ngò gai mọc thành cụm, có lá kèm với các mép răng cưa cứng và nhọn hơn lá chính. Lá ngò gai là bộ phận sử dụng chính để làm gia vị, hương liệu trong nấu ăn mặc dù toàn cây ngò gai đều có tinh dầu và mùi ngò gai đặc trưng dễ chịu. Do đó, không có gì khó hiểu khi có người xem mùi ngò gai là đại diện cho hương vị của nhân gian:
“Có cay có ngọt có bùi
Có đầu đắng lưỡi, có mùi ngò gai”
(Vị lý dương gian)
Rau ngò gai điều trị hôi miệng
Theo y học cổ truyền, rau ngò gai có vị the, tính ấm, mùi thơm hơi hắc, chuyên khử thấp nhiệt, thanh uế. Do đó, rau ngò gai được dùng để điều trị chứng hôi miệng và hơi thở nặng mùi rất hay. Đó cũng là câu trả lời cho lý do vì sao các quán ăn hay dùng rau ngò gai làm nước súp: chính là để khử mùi và làm sạch khoang miệng sau khi ăn những món chiên, xào, nướng và các món dễ để lại mùi tanh…
Bài thuốc: lấy một nắm rau ngò gai rửa sạch rồi sắc lấy nước đặc, để thêm ít muối và dùng nước đó súc miệng, khò khạc trong họng nhiều lần trongngày.
Rau ngò gai điều trị cảm mạo, ăn uống khó tiêu
Y học cổ truyền cũng ghi nhận công dụng làm mạnh tỳ vị và kích thích tiêu hóa của cây ngò gai. Theo đó, khi ăn uống khó tiêu hoặc cảm mạo có thể đun sôi khoảng 10 g ngò gai khô và 6 g cam thảo đất trong 300 ml nước, sau khi sôi khoảng 15 phút thì để nguội và chia thành 3 lần uống trong ngày.
Bên cạnh đó, nếu cơ thể người bệnh bị nhiễm lạnh gây sổ mũi và hâm hấp sốt, có thể dùng rau ngò gai (30 g, xắt thành đoạn ngắn chừng 1,5 – 2 cm) nấu với thịt bò (50 g, băm nhỏ) và vài lát gừng, nấu trong 1 tô rưỡi nước. Sau khi nấu chín, để thêm gia vị cho vừa miệng rồi cho thêm chút tiêu vào (tiêu giã nát) và ăn khi còn ấm nóng. Sau khi ăn, người bệnh cần đắp chăn cho đổ mồ hôi rồi lau sạch và thay quần áo khác.
Rau ngò gai điều trị khó thở
Rau ngò gai còn có công dụng trục hàn tà và giải khí trướng. Do đó, nó cũng được dùng trong bài thuốc điều trị khí trướng làm khó thở.
Cách dùng: lấy rau ngò gai tươi (khoảng 0,5 kg) rửa sạch rồi phơi khô dưới nắng, mỗi ngày sắc khoảng 40 g trong 2 chén nước cho đến khi còn lưng 2/3 chén thì chia làm 2 lần uống (uống khi còn ấm).
Một số nghiên cứu về rau ngò gai
Kết quả nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy nước sắc từ lá ngò gai có khả năng chống viêm, sưng và giảm đau. Bên cạnh đó, lá ngò gai cũng được đánh giá là có tiềm năng chống oxy hóa để ứng dụng trong thực phẩm và dược phẩm.
Theo kết quả phân tích, lá ngò gai có chứa các chất như Sắt, Kẽm, Đồng, Man gan… , từ đó cho thấy tiềm năng của nó trong điều trị các bệnh về da.
Biến đổi khí hậu, thời tiết nắng nóng bất thường, dịch bệnh ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp. Điều này khiến chúng ta cần có những giải pháp để giảm thiểu biến đổi khí hậu và phòng ngừa bệnh dịch, điều quan trong nhất là mỗi chúng ta cần chung tay mới có thể khống chế và giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.
Một trong những cách đơn giản mà mỗi chúng ta có thể làm được đó là trồng cây xanh, cây xanh là lá phổi của trái đất. Cây thuốc nam là một trong những loại cây xanh mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn. Cây dược liệu ngoài công dụng làm thuốc điều trị bệnh, nhiều loài cây còn được coi như những loại hoa cây cảnh đẹp mắt. Dưới đây là những cây thuốc nam dễ trồng, chăm sóc lại có thể dùng để làm hoa cây cảnh:
Các loại cây thuốc nam dễ trồng
Cây nha đam làm đẹp
Nha đam hay còn gọi là cây lô hội, một loại thảo dược có rất nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. Điều đặc biệt là loại thảo dược này có hình dáng rất đẹp, là một cây thuốc nam dễ trồng, chịu được hạn.
Cây nha đam được sử dụng rộng dãi ở nước ta, một trong những các mà nhiều người thường dùng đó là dùng nha đam để dưỡng da bằng cách đắp mặt nạ.
Hiện nay giống nha đam cũng rất phổ biến, các bạn có thể dễ dàng tìm mua được ở các chợ cây cảnh hoặc các shop hạt giống.
Cây nha đam
Cây xạ đen phòng ngừa u bướu
Cây xạ đen là một loại thảo dược quý có nguồn gốc tại tỉnh Hòa Bình, nhiều năm qua cây xạ đen đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và yêu quý của người bệnh trên mọi miền cả nước, đặc biệt là bệnh nhân ung thư.
Tác dụng nổi bật của cây xạ đen là phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, u hạch, tiêu viêm giải độc. Điều quan trọng là cây xạ đen cũng rất dễ trồng, là loài cây thân gỗ nhỏ, khả năng chịu được thời tiết khi hậu khắc nghiệt khiến cây xạ đen là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho mỗi gia đình, bởi đây là một trong những cây thuốc nam dễ trồng.
Hiện nay có hai cách trồng xạ đen là trồng bằng hạt và trồng bằng cành. Hạt giống xạ đen cũng khá rẻ, chỉ 150.000đ/100g, được đến hàng trăm hạt giống. Các bạn quan tâm đến giống xạ đen có thể tham khảo thêm tại đây
Hình ảnh hoa cây xạ đen
Cây cối xay loài cây cho bệnh trĩ, xương khớp
Theo kinh nghiệm dân gian cây cối xay cây cối xay là vị thuốc nam đa công dụng, các tác dụng nổi bật của cây cối xay là điều trị bí tiểu, đau xương khớp, điều trị tai điếc, điều trị bệnh trĩ và bệnh gan…
Cây cối xay cũng là một loài cây thân gỗ nhỏ, đặc biệt dễ trồng. Là loài cây có nguồn gốc từ rừng nên khả năng sinh trưởng của cối xay rất mạnh. Loài cây này là một trong những cây thuốc nam dễ trồng, được trồng bằng hạt và hầu như không có sâu bệnh gây hại.
Hơn nữa cây cối xay cũng là loài cây có hình dáng đẹp và lạ mắt, hoa cối xay màu vàng đậm, kết hợp với quả có hình dáng như những cái đen lồng nhỏ sẽ tô điểm cho ngôi nhà thân yêu của bạn. Quý vị và các bạn cần mua cây cối xay hãy liên hệ trực tiếp hotline 0978784411 để được hỗ trợ
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm công dụng và cách dùng cây cối xay tại đây.
Cây cối xay điều trị bệnh trĩ
Cây cà gai leo mát gan, giải rượu
Cà gai leo hiện đang là một trong những loại cây thảo dược hàng đầu cho gan, cây cà gai leo hiện đang được rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh về gan, đặc biệt là bệnh nhân viêm gan B tin dùng.
Có một chậu cà gai leo trồng trong nhà vùa giúp tô điểm cho ngôi nhà của bạn, nó còn giúp bạn hết nỗi lo về gan, đặc biệt cà gai leo là thức uống giải rượu vô cùng tuyệt vời. Theo kinh nghiệm dân gian, nếu bị say rượu chỉ cần uống một ly nước sắc cà gai leo là giải rượu được ngay, hoặc nếu chuẩn bị đi uống rượu chỉ cần ngâm 1 cọng rễ cà gai leo là cả bữa rượu đó bạn uống không biết say là gì.
Cây cà gai leo hiện được trồng bằng hạt, cách gieo giống đơn giản. Giá bán hạt giống cà gai leo cũng không hề đắt, chỉ 100.000đ/1 gói đến hàng trăm hạt. Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về hạt giống cà gai leo tại đây.
Quả cà gai leo
Khổ sâm cho lá cây thuốc cho người viêm đại tràng
Khổ sâm cho lá là loài cây thảo dược bình dị nhưng lại mang trong mình hiệu quả điều trị đau bụng đi ngoài, viêm đường ruột cực hay. Theo kinh nghiệm dân gian khổ sâm có vị đắng vào kinh đại tràng.
Khổ sâm loại cây bụi, thân gỗ nhỏ mọc hoang, chúng có khả năng sinh trưởng mà phát triển rất mãnh liệt, loài này có thể phát triển được ở kể cả những nơi đất cằn, thiếu nước.
Cây nhỏ nhắn, xinh xắn rất thích hợp trồng làm cảnh. Đặc biệt đây sẽ là bí kíp bỏ túi cho bạn mỗi khi ăn phải đồ ăn thức uống không hợp vệ sinh, hoặc mỗi khi bị đi ngoài không rõ nguyên nhân. Khổ sâm sẽ là trợ thủ đắc lực cho hệ tiêu hóa, nhất là các bạn có hệ tiêu hóa kém, viêm đại tràng, hay đường ruột nhạy cảm.
Cây khổ sâm cho lá
Trên đây là 5 loài cây thảo dược hay, lại dễ trồng caythuoc.org xin giới thiệu tới quý vị và các bạn. Mong rằng nó sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện sức khỏe cho bạn và gia đình.
Hơn cả khẩu trang chống dịch Corona, các chất bổ sung tăng cường hệ miễn dịch là điều quan trọng hơn cả trong những ngày dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.
Tăng cường hệ thống miễn dịch giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ lây nhiễm cho dù là virus Corona Vũ Hán hay cảm lạnh thông thường, theo CNA.
Có một số bằng chứng cho thấy sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng như kẽm và Vitamin B9 hay folate, cũng như Vitamin A, B6 và C, có thể làm thay đổi phản ứng miễn dịch trong các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm trên động vật, theo bài viết trên tạp chí của trường Y Harvard.
Để bù đắp cho sự thiếu hụt, tốt hơn nên ăn đúng loại thực phẩm thay vì uống thuốc bổ sung bởi các chất dinh dưỡng từ thực phẩm là “hiệu nghiệm nhất” và “đi kèm với nhiều chất dinh dưỡng không thiết yếu nhưng có lợi, chẳng hạn như hàng trăm sắc tố thực vật carotenoid, flavonoid, khoáng chất và chất chống oxy hóa không có trong hầu hết các chất bổ sung” – bác sĩ Clifford Lo – phó giáo sư dinh dưỡng tại Trường Y tế Công Harvard cho biết.
Dưới đây là 6 loại thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng:
1. Ớt chuông
Cam quýt không phải là thực phẩm duy nhất chứa Vitamin C, chất dinh dưỡng có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của các tác nhân lây nhiễm. Ớt chuông đỏ là một ứng viên khác và trên thực tế có gấp đôi Vitamin C so với trái cây họ cam quýt.
Một quả ớt chuông đỏ cỡ trung bình cung cấp 169% nhu cầu Vitamin hàng ngày của mỗi người (90mg cho nam và 75mg cho nữ/ngày) – Caroline Hill, chuyên gia dinh dưỡng Anh viết trên Healthline.
Những quả ớt chuông đỏ bổ dưỡng nhất bởi chúng ở trên cây lâu nhất. So với ớt chuông xanh, ớt chuông đỏ chứa Vitamin C gấp 1,5 lần, Vitamin A gấp 8 lần và beta carotene gấp 11 lần, theo Trung tâm Dinh dưỡng, Ăn kiêng và Sức khỏe của University of the District of Columbia, Mỹ. Đối với ớt chuông vàng, giá trị dinh dưỡng ở mức giữa ớt chuông đỏ và xanh.
2. Gà
Kẽm có trong mọi tế bào và đặc biệt quan trọng cho sự phát triển và chức năng của các tế bào miễn dịch. Nguồn kẽm từ động vật như thịt gà được hấp thụ tốt hơn so với kẽm từ thực vật như các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng…) và ngũ cốc nguyên cám (yến mạch, quinoa, gạo nâu). Điều này là do thực vật có chứa axit phytic ức chế sự hấp thụ kẽm, theo Bộ Y tế và Dịch vụ con người Mỹ.
Bạn không cần nhiều khoáng chất mà chỉ cần trung bình 8mg cho nữ và 11mg cho nam/ngày. Một phần gà 85g (cỡ một cỗ bài) có thể cung cấp khoảng 2,4mg kẽm, theo Medical News Today.
3. Nấm
Hệ thống miễn dịch hoạt động tốt nhất khi có đủ glutathione để bảo vệ và giúp các tế bào trong hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như các tế bào bạch cầu, hoạt động.
Theo một nghiên cứu, chất chống oxy hóa mạnh này do cơ thể tự sản xuất, nhưng theo tuổi tác, mức độ của nó có thể giảm xuống. Ăn nấm là cách để tăng mức glutathione bởi một số loại nấm như nấm thông và nấm trắng có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa.
Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Pennsylvania công bố trên Food Chemistry cho hay, nấm cũng có hàm lượng ergothioneine cao – đây là một chất chống oxy hóa kích thích hệ miễn dịch.
4. Rau bina (rau chân vịt)
Rau bina ở trong danh sách không chỉ vì giàu Vitamin C, mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như kaempferol và quercetin, làm tăng khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch, theo Healthline.
Tuy nhiên, cần đảm bảo rau không quá chín bởi sẽ làm các chất dinh dưỡng bị phá hủy vì nhiệt. Nấu vừa chín là việc cần làm để tăng cường Vitamin A và cho phép các chất dinh dưỡng khác được giải phóng khỏi axit oxalic.
5. Đu đủ
Đu đủ có 157% lượng Vitamin C được khuyến nghị hàng ngày trong một trái nhỏ, theo chuyên gia dinh dưỡng Franziska Spritzler người Mỹ chia sẻ với Healthline.
Đu đủ cũng có một loại enzyme thân thiện với tiêu hóa gọi là papain có tác dụng chống viêm, chưa kể folate, Vitamin B và Vitamin A dưới dạng sắc tố carotenoid để giúp có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
6. Sữa chua
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những lợi khuẩn trong thực phẩm lên men giúp cải thiện phản ứng miễn dịch của cơ thể, theo Mayo Clinic. Sữa chua cũng chứa kẽm, Vitamin A, canxi, kali và carbohydrate để cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp bạn phục hồi.
Hãy tìm những loại sữa chua có nhãn “Live and active cultures” (LAC – có nghĩa là trong 100g sữa chua có chứa ít nhất 10 triệu vi sinh vật còn sống và hoạt động) để thêm Vitamin D vì những người có lượng Vitamin D thấp có thể dễ bị cảm lạnh hoặc cúm.
Ăn tỏi đen đúng cách không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa nhiều bệnh như tim mạch, ung thư và đặc biệt là trong mùa dịch bệnh cúm mang tên Corona.
Tỏi đen là thành phẩm được lên men từ tỏi trắng, trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ, độ ẩm và thời gian. Với việc lên men của tỏi, các chất hàm lượng các nhóm hoạt chất trong tỏi tăng lên đáng kể, phải kể đến như sulfur hữu cơ, polyphenol, đường Fructose, đặc biệt hàm lượng hoạt chất chính là S-allyl-L-cystein (SAC) tăng lên gấp 4 – 5 lần so với tỏi thường.
Bên cạnh việc có thể tăng cường khả năng miễn dịch, tỏi đen còn được dùng cho người bị suy giảm miễn dịch do mắc bệnh cảm cúm, ốm lâu ngày dẫn đến sức khỏe bị suy kiệt.
Đặc biệt, với trường hợp bệnh nhân bị cúm, tỏi đen giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng. Khác với những tỏi thông thường, tỏi đen nếu được ăn hàng ngày sẽ có thể phòng tránh được cảm cúm do chứa nhiều allicin.
Theo các bác sĩ, mỗi ngày có thể ăn một đến ba củ tỏi đen cô đơn, tương đương 3 – 5 gram và có thể ăn trực tiếp, nấu ăn hay ép nước uống đều được.
Với việc phòng chống đại dịch Corona, việc uống một chút rượu tỏi ngâm hàng ngày cũng sẽ khiến cơ thể sảng khoái, cải thiện được nhiều về chức năng tiêu hóa, giúp cho cơ thể chống mệt mỏi, nhuận gan, nhuận táo, tạo nên một giấc ngủ ngon.
Tỏi đen còn được chứng minh có tác dụng giảm mỡ máu, tăng HDL – Cholesterol, điều hòa đường huyết, do đó, rất tốt cho hệ tim mạch, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao đối với người béo phì nếu được sử dụng đúng cách.
Ngoài ra, tỏi đen còn giúp chị em làm đẹp, tác dụng chống oxy hóa, cải thiện làn da, bảo vệ tế bào gan phòng trường hợp viêm gan, xơ gan, hàng ngày tiếp xúc với môi trường độc hại.
Đừng quá lạm dụng tỏi, mà hãy dùng một cách thông minh mới có thể gia tăng sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh nguy hại luôn bủa vây xung quanh.
Gan là cơ quan đảm nhiệm rất nhiều chức năng trong đó chức năng thải độc là quan trọng nhất. Những tác động từ men rượu, bia hay chất độc của khói thuốc lá hoặc các chất kích thích … có thể khiến lá gan của bạn bị tổn thương nặng nề. Chính vì vậy, nên dùng những loại thực phẩm ngon, bổ, rẻ nào để thanh lọc một lá gan với đầy những chất độc của các ông chồng luôn là vấn đề được rất nhiều bà nội trợ quan tâm…
1. Nghệ
Ngoài hoạt tính phòng ngừa và chống ung thư, Curcumin – bột nghệ hay tinh bột nghệ còn đuợc biết là một chất có khả năng giải độc gan, chống lại xơ gan cổ chướng, bảo vệ tế bào hồng cầu. Các nhà khoa học tại Phần Lan và Hồng Kông đã phát hiện ra rằng, hoạt chất Curcumin có tác dụng ngăn chặn hoạt tính của gien NF-kappaB, một trong những “thủ phạm” gây bệnh gan. Do vậy dùng tinh bột nghệ để giải độc gan là rất hợp lý.
Ngoài ra, nghệ còn kích thích túi mật sản sinh nhiều mật và giúp dọn sạch các gốc tự do. Ngoài ra, nghệ còn được sử dụng để làm sạch da, tạo ra màu sắc đẹp mắt cho món ăn ngon miệng, bảo quản thực phẩm và còn nhiều công dụng khác.
2. Các loại rau xanh
Rau lá xanh, sạch là một trong những loại thực phẩm có khả năng giải độc gan hiệu quả. Loại rau này có thể ăn sống hoặc nấu chín hoặc ép nước uống. Rau xanh chứa nhiều loại vitamin, giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt chất diệp lục trong rau xanh cực kỳ tốt cho gan.
Bên cạnh đó, rau xanh còn có khả năng loại bỏ chất độc trong máu, bảo vệ chức năng gan cực kỳ hiệu quả. Người mắc bệnh gan mãn tính cần có chế độ ăn tăng đạm và đường, hạn chế chất mỡ. Tăng cường vitamin và chất khoáng bằng rau xanh và hoa quả tươi.
3. Tỏi
Tỏi là một trong những thực phẩm tự nhiên tốt nhất có lợi cho gan. Chúng giúp kích hoạt các enzyme nhằm thải ra độc tố. Thành phần allicin và selen tìm thấy trong tỏi cũng giúp cho gan được thanh lọc và khỏe mạnh. Chính vì thế, hãy thêm tỏi vào bữa ăn của bạn. Để phát huy công dụng của tỏi, bạn nên cắt tỏi để chúng tác dụng với không khí trước khi dùng khoảng 15 phút.
Chất Selen có trong tỏi giúp tăng cường tác dụng chống oxy hóa và giải độc cơ thể của gan. Ngoài ra, tỏi cũng chứa arginine, loại axit amin giúp thư giãn mạch máu và giảm huyết áp trong gan. Bên cạnh đó, vitamin B6 còn có tác dụng chống viêm, vitamin C bảo vệ cơ thể khỏi quá trình oxy hóa và tổn thương các tế bào.
4. Bưởi
Bưởi chứa rất nhiều vitamin C và chất xơ, đặc biệt là glutathione – hợp chất chống oxy hoá và phân huỷ kim loại nặng, cùng lavonoid… nên có công năng thanh lọc và giải độc gan và bảo vệ gan khỏi sự tấn công của các vi chất gốc tự do.
Uống hay ăn bưởi làm cho ta cảm thấy khoẻ khoắn hơn. Quá trình đào thải độc tố khỏi gan được cho là để cải thiện tổng thể giúp giảm bớt các triệu chứng của những căn bệnh mãn tính, ví dụ như, trầm cảm, cứng cơ, và đau đầu mãn tính. Việc thanh lọc này có thể giúp loại bỏ một số loại độc tố chết người.
5. Bơ
Bơ chứa các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ tất cả các độc tố khỏi cơ thể. Nó cũng giúp ngăn chặn chất gây ung thư và giúp gan loại bỏ các hóa chất tổng hợp khỏi cơ thể. Ngoài ra, bơ rất giàu vitamin K, nó bảo vệ gan khỏi tác hại của gốc tự do.
Ngoài ra, Vitamin E trong bơ cùng nhiều chất chống oxy hóa khác như lutein, zeaxanthin đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì làn da khỏe mạnh, chắc khỏe. Chúng cũng giúp bảo vệ da khỏi các tia cực tím có hại và ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm của da.
Ảnh minh họa.
Bệnh thận đe dọa tính mạng, do đó chắc hẳn bạn sẽ muốn làm mọi thứ có thể để chăm sóc thận và giữ cho chúng được sạch sẽ? Tất nhiên là bạn không thể cọ rửa thận của mình, nhưng bạn có thể thử 9 loại thực phẩm này. Hãy chú ý đến số ba, nó có thể cứu bạn khỏi đau đơn đáng kể!
1. Rau lá xanh
Chắc chắn mẹ bạn sẽ không luôn miệng nhắc bạn phải ăn rau nếu không có lý do chính đáng; Bà ấy rõ ràng biết rau xanh có lợi cho thận như thế nào! Rau xanh đầy ắp vitamin C và K, cùng với chất xơ và folate. Chúng cũng làm giảm huyết áp, cân bằng lượng đường trong máu và giảm stress cho thận. Chưa kể bạn có thể làm rất nhiều thứ để biến rau xanh thành món hấp dẫn trong chế độ ăn.
2. Nước ép nam việt quất (cranberry)
Mọi người đều biết rằng nước ép nam việt quất có lợi trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng bạn có biết loại trái cấy này còn giúp ích cho thận? Uống nước ép nam việt quất có thể giúp thận đào thải một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sỏi thận là canxi oxalate. Tuy nhiên, cần chọn nước ép nam việt quất hữu cơ hoặc không có phụ gia. Càng tinh khiết, càng tốt. Ưu điểm là, nước ép nam việt quất rất hữu ích và cũng rất ngon!
3. Nghệ
Viêm trong cơ thể có thể gây ra một loạt tình trạng bệnh và bệnh thận là một trong số đó. Để làm sạch thận và cho chúng cơ hội chiến đấu, hãy dùng nghệ.
Củ nghệ có chứa chất curcumin cung cấp các đặc tính chống viêm. Nó cũng có lợi cho việc chống lại bệnh thận và sỏi thận. Thêm nghệ vào cơm, cà ri, món hầm, hoặc thậm chí là vào sinh tố.
4. Táo
Người ta thường nghe nói mỗi ngày một một quả táo, bác sĩ khỏi đến nhà, nhưng liệu điều này có đúng không? Bởi vì táo chứa nhiều chất xơ giúp hấp thụ độc tố, nhờ đó giảm bớt công việc cho thận. Táo cũng có thể làm giảm viêm trong cơ thể và làm việc kỳ diệu cho đường tiêu hóa của bạn. Hãy nhai!
5. Tỏi
Thận phải dựa vào bạn để phục vụ cho cơ thể. Nếu không, chúng có thể trở thành nạn nhân của độc tố và viêm. Nếu bạn không thể làm tốt những gì cơ thể cần, thì hãy chắc chắn rằng bạn luôn có đủ tỏi trong chế độ ăn. Tỏi chứa allicin có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh. Cả hai đều có lợi cho thận và huyết áp.
6. Lá bồ công anh
Tuy trà lá bồ công anh không dễ uống, song thận sẽ cảm ơn nếu bạn làm điều đó. Lá bồ công anh có chứa các flavonoid – chất chống oxy hóa làm sạch thận và thanh lọc máu và cũng có thể làm giảm huyết áp. Có thể mua trà và lá bồ công anh ở các cửa hàng, và cũng có thể sử dụng lá bồ công anh trong món salad! Nếu bạn là người dễ bị stress, thì không gì tốt bằng một tách trà bồ công anh để bắt đầu một ngày mới.
7. Dầu ô liu
Dầu ô liu có rất nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng nó cũng có lợi cho sức khỏe của thận. Dầu ô liu có thể làm giảm cholesterol, giảm đau liên quan đến sỏi thận và giảm viêm. Và ưu điểm nhất là dầu oliu rất dễ mua với giá cả phải chăng. Chọn loại dầu oliu tinh khiết nếu có thể – đó là loại cao cấp không bị lẫn tạp chất trong quá trình ép.
8. Nước chanh
Nếu bạn muốn thử một thứ không chỉ làm sạch thận mà còn ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận, thì hãy tìm đến chanh! Nước chanh làm tăng nồng độ citrat, ngăn chặn sỏi thận hình thành.
Chế biến nước thải độc từ chanh rất đơn giản. Vắt bốn quả chanh vào nước nóng hoặc lạnh mỗi ngày và uống! Bằng cách này bạn có thể nói lời tạm biệt với sỏi thận và xin chào một biện pháp ngon miệng để thải độc thận!
9. Gừng
Trong khi nhấm nháp một miếng mứt gừng ngon và nghĩ rằng nó cũng sẽ giúp làm sạch thận, hãy biết rằng mứt gừng tuy ngon nhưng sẽ không hiệu quả bằng bột, nước gừng, gừng tươi hoặc tinh dầu gừng. Gừng có thể giúp giảm buồn nôn, đau, say tàu xe, chán ăn và thậm chí để giảm viêm. Vì viêm có thể gây ra bệnh thận, nên bạn có thể muốn bắt đầu kết hợp gừng vào chế độ ăn ngay từ bây giờ.
Kết luận
Để giữ cho cơ thể được “sạch sẽ”, bạn cần phải tạo ra một môi trường lành mạnh cho thận để loại bỏ chất thải và độc tố không mong muốn. Với những lựa chọn ăn uống không lành mạnh và sức khỏe kém, không phải lúc nào chúng ta cũng làm mọi thứ có thể để giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái tốt nhất. Rất may, có một vài thành phần có thể tạo ra môi trường phù hợp để thận thực hiện công việc của mình.
Hãy đưa những thực phẩm nói trên vào chế độ ăn và bạn sẽ gặt hái được phần thưởng từ việc thanh lọc tự nhiên cho cơ thể!