Thanh lọc là một quá trình tự nhiên và liên tục xảy ra 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ nhiều loại chất độc và căng thẳng hằng ngày, cơ thể có thể không thanh lọc hết.
Bông cải xanh là một trong các loại rau họ cải tốt nhất có thể giúp đẩy độc tố ra ngoàiẢnh: Shutterstock
Để giúp cơ thể thanh lọc hiệu quả thì cách chọn thực phẩm hằng ngày cũng giúp ích rất nhiều cho cơ thể.
Dưới đây là 10 siêu thực phẩm giúp thanh lọc cơ thể, theo naturalnews.
Atisô
Silymarin – loại chất chống oxy hóa có trong atisô giúp bảo vệ gan chống lại các gốc tự do. Actisô cũng chứa cyarin giúp kích thích sản xuất mật.
Củ cải đường
Củ cải đường giàu betalain – loại chất chống oxy hóa mạnh giúp gan loại bỏ các tạp chất trong máu.
Bông cải xanh
Bông cải xanh là một trong các loại rau họ cải tốt nhất có thể giúp đẩy độc tố ra ngoài. Sự kết hợp của chất xơ, glucosinolate, carotenoid, bioflavonoid, vitamin, khoáng chất và protein tìm thấy trong bông cải xanh được cho là giúp ích nhiều chức cho cơ thể, trong đó có việc thanh lọc tạp chất.
Cần tây
Cần tây có thể giúp giảm viêm, tăng cường tiêu hóa tốt hơn và loại bỏ tạp chất. Khi bạn chọn cần tây là loại sinh tố uống hàng ngày nó còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng.
Dưa chuột
Dưa chuột được tạo thành chủ yếu là nước. Nó có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa và thúc đẩy đi tiểu tốt hơn, cả hai đều thiết yếu trong việc giúp cơ thể loại bỏ độc tố. Đồng thời, nó cung cấp cho bạn carotenoid, polyphenol, và bioflavonoid có tính chống oxy hóa giúp thanh lọc và giảm viêm.
Cà tím
Cà tím chứa chất chống oxy hóa anthocyanin được cho là giúp gan và túi mật hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, nó có chứa chất chống oxy hóa axit chlorogenic rất quan trọng trong việc thanh lọc.
Thì là
Thì là không chỉ là thúc đẩy tiêu hóa cũng như đi tiểu tốt hơn mà còn là thực phẩm giúp loại bỏ các độc tố nhờ chứa chlorogenic cao và các chất chống oxy hóa.
Khoai lang
Khoai lang chứa beta carotene, bioflavonoid, và chất xơ hỗ trợ cơ thể thanh lọc.
Cà chua
Lycopene trong cà chua cùng với bioflavonoid, carotenoid và vitamin C giúp bảo vệ gan khỏi các thiệt hại (hepatoprotective), vì vậy nó có thể giúp thanh lọc các độc tố một cách thuận lợi.
Hành tây
Nhắc đến hành tây người ta chỉ nghĩ đến tính chống oxy hóa allicin. Tuy nhiên, nó cũng chứa bioflavonoid và polyphenol. Tổng hàm lượng polyphenol trong hành tây không chỉ cao hơn so với tỏi mà còn cao hơn so với cà rốt, cà chua và ớt chuông đỏ. Chính vì vậy, hành tây là loại thực phẩm tuyệt vời cho những ai muốn loại bỏ độc tố khỏi cơ thể mỗi ngày.
Những món nướng thơm lừng, đậm đà luôn có sức hấp dẫn không thể cưỡng nổi.
Không có gì đã hơn ngày cuối tuần cả nhà quây quần bên nhau, thưởng thức những bữa ăn được chế biến cầu kỳ, hấp dẫn. Và trong những ngày mưa rét thế này thì những món nướng quả là lựa chọn không thể nào hợp lý hơn.
Bài viết dưới đây xin gợi ý cho chị em một số món nướng “bất bại”, đảm bảo khiến chồng con thích mê:
1. Bạch tuộc nướng sa tế
Nguyên liệu:
– Bạch tuộc tươi
– Chuối chát, ớt chuông xanh đỏ, khế chua, dứa, rau răm, đậu bắp, cà tím
– Xì dầu, tương ớt, sa tế
– Quất, chanh tươi, tỏi khô
– Gia vị : muối, hạt nêm, đường, mật ong, dầu ăn
Cách làm :
– Bạch tuộc xát với nước cốt chanh pha loãng với muối rồi vớt ra để ráo nước. Sau đó ướp với gia vị sa tế,tỏi băm, dầu ăn, muối, mật ong, hạt nêm trộn đều ướp trong khoảng 30 phút.
– Các loại rau cắt khúc vừa ăn để nướng cùng bạch tuộc.
– Nếu có bếp than hoặc bếp điện thì cho bạch tuộc vào nướng cùng rau củ, vừa nướng vừa ăn. Hoặc nếu không, bạn có thể cho bạch tuộc và rau củ vào lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong khoảng 15-10 phút rồi bày ra đĩa.
2. Ba chỉ nướng kiểu Hàn Quốc
Nguyên liệu :
– 5 lạng ba chỉ
– Xà lách, rau diếp
– Tỏi, ớt xanh
– Gia vị ướp : Lê, hành tây, tỏi băm, gừng băm, hành lá xắt nhỏ, xì dầu, đường, đường nâu, tiêu xay, dầu vừng, tương ớt cay.
– Nguyên liệu nước chấm: tương hạt, tương ớt, hành lá xắt nhỏ, tỏi băm, hành tây xắt nhỏ, mật ong, dầu vừng, vừng rang.
Cách làm :
– Ba chỉ thái lát vừa ăn rồi ướp với các gia vị gồm hành tây xay nhuyễn, nước lê, hành tây, tỏi băm, gừng băm, hành lá xắt nhỏ, xì dầu, đường, đường nâu, tiêu xay, dầu vừng, tương ớt cay. Ứơp trong khoảng 30 phút.
– Cách pha chế nước chấm thịt nướng : Hòa tương hạt, tương ớt, hành lá xắt nhỏ, tỏi băm, hành tây xắt nhỏ, mật ong, dầu vừng, vừng rang để làm nước châm
– Rau xà lách, rau diếp rửa sạch để ráo để ăn cùng thịt.
– Cho thịt vào vỉ nướng trên bếp than hoa hoặc trên bếp nướng điện đến khi chuyển thành màu nâu vàng thì lấy ra đĩa rắc thêm ít vừng rang. Ăn kèm cùng với rau diếp, xà lách, tỏi, ớt xanh..
3. Bò nướng BBQ
Nguyên liệu :
– Thịt bò thăn
– Vừng, dầu vừng, dầu ăn, đường, xì dầu, bột tiêu đen
– Hành tây, tỏi khô, đầu hành trắng
Cách làm :
– Ướp thịt bò với xì dầu, dầu vừng, dầu ăn, đường, tiêu đen, tỏi, đầu hành trắng, vừng đã rang. Cuối cùng cho hành tây bổ cau vào ướp cùng. Cho vào tủ lạnh ướp từ 1-2 tiếng.
– Chuẩn bị bếp than hoa hoặc bếp nướng điện xếp thịt bò lên vỉ. Trong quá trình nướng, nhớ quét thêm 1 lớp nước ướp thịt để thịt được mềm và đậm đà hơn.
4. Sụn gà nướng cay thơm
Nguyên liệu :
– Sụn gà
– Gia vị : Xì dầu, đường, ớt bột, hạt thì là, hành lá, muối, dầu hào, tiêu
Cách làm :
– Sụn gà rửa sạch, để ráo. Rồi ướp với tất cả gia vị trên (trừ muối tiêu). Ướp khoảng 10 phút.
– Làm nóng lò 220 độ C trước 10 phút. Cho sụn ra khay nướng có lót giấy bạc rồi cho vào lò nướng khoảng 20 phút. Rắc thêm hành lá là hoàn tất.
– Cho sụn gà ra đĩa, rắc thêm muối tiêu cho vừa miệng.
Với những món hấp dẫn này chắc chắn gia đình bạn sẽ có bữa ăn cuối tuần đầy vui vẻ.
ĐÙI GÀ NƯỚNG BƠ
Nguyên liệu
– 10 cái đùi gà to
– 70gr bơ
– Gia vị: 1 muỗng cà phê bột cà ri; 1/3 muỗng cà phê bột nghệ; 1 muỗng cà phê lá ngò khô (rau mùi) hoặc bạn có thể dùng loại tươi; 1/2 muỗng cà phê tiêu; 1 muỗng canh dầu hào; 1 muỗng canh nước mắm; 1 muỗng cà phê muối; 70gr bột chiên giòn; 1 muỗng cà phê tỏi băm
Cách làm
– Đùi gà rửa sạch, để ráo, cho vào âu cùng với các loại nguyên liệu và gia vị phía trên (ngoại trừ bơ) rồi trộn đều.
– Để ít nhất 2 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh hoặc để qua đêm.
– Lò nướng làm nóng 180 độ C.
– Cho bơ vào 1 cái khay nướng rồi cho khay bơ vào ngăn giữa lò, để 5 phút cho bơ chảy thì lấy ra xếp gà vào, và tiếp tục cho khay gà vào nướng khoảng 1 tiếng.
Chú ý: Trong thời gian nướng thì thỉnh thoảng lật đùi gà để gà chín và vàng giòn đều.
Trình bày: Đùi gà nướng bơ cho ra đĩa, có xà lách, dưa leo và cà chua.
MỰC SỐT ME
Nguyên liệu:
– Mực: 500g
– 1 vắt me nhỏ, 1 nhánh gừng, ớt, tỏi.
– Rượu trắng
– Gia vị: bột nêm, nước mắm, muối, tiêu, đường, dầu ăn.
Cách làm:
Mực làm sạch, bóp sơ với 1/2 chỗ gừng đã bằm nhỏ ở trên, sau rửa lại với chút rượu trắng cho khỏi tanh, thái miếng vừa ăn, để thật ráo nước.
Mực ướp với chút bột nêm, tiêu, phần gừng băm còn lại và ½ chỗ thịt me ở trên. Dùng màng bọc thực phẩm bao kín để trong tủ lạnh khoảng 15 phút.
Bắc chảo lên bếp, chảo khô cho dầu ăn vào. Khi dầu nóng già cho mực vào chiên sơ, sau đó cho ra đĩa để riêng.
Gạn bớt dầu dư trong chảo ra, chỉ để khoảng 1 thìa, cho tỏi bằm vào phi thơm. Khi tỏi thơm vàng cho hết chỗ nước sốt me còn lại vào, thêm chút nước mắm, đường, ớt, nêm nếm vừa miệng, đun thêm khoảng 1-2 phút cho nước sốt sánh lại.
Khi nước sốt sánh lại và vừa miệng, cho mực đã chiên trở lại chảo, lắc đều tay cho sốt bám quanh mực, tắt bếp cho ra đĩa thêm phần gừng thái sợi ở trên vào cùng là được.
Vị chua chua ngọt ngọt của nước sốt me, thêm chút cay nhẹ của ớt, gừng thực sự tạo nên sức hấp dẫn cho món mực này.
SƯỜN XÀO CHUA NGỌT
Nguyên liệu:
– 500g sườn non
– 2 quả cà chua chín
– 4 củ hành khô
– 4 nhánh tỏi
– 1 quả ớt
– 2 thìa canh đường; 1 thìa cà phê muối; 20ml dầu ăn;1 thìa canh hạt nêm; 50ml dấm (có thể thay thế bằng nước cốt chanh)
Cách làm:
Sườn chặt thành những miếng to nhỏ tùy ý. Như mình thì thích chặt to hơn. Sườn sau khi chặt thì rửa sạch rồi chần qua nước sôi khoảng 2 phút cho hết sạch bọt bẩn. Ướp với 1 thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê hạt nêm để ngấm trong vòng 20 phút.
Hành, tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Cà chua rửa sạch, bổ miếng vừa. Ớt rửa sạch, băm nhỏ.
Sau khi sườn ngấm gia vị thì cho sườn vào chảo chiên vàng 2 mặt.
Pha nước sốt chua ngọt vào một bát con: cho 1 thìa canh đường, 1 thìa cà phê muối, 2 thìa canh dấm và 3 thìa canh nước sôi nguội hòa đều sau đó thả ớt băm nhỏ vào.
Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, đợi dầu nóng, cho hành, tỏi băm vào phi thơm, thả cà chua vào xào nát, có thể vớt bớt vỏ cà chua bỏ đi, sau đó thả sườn vào đảo đều nhỏ lửa trong vòng 2 phút.
Bước tiếp theo, cho từ từ nước sốt chua ngọt vào đảo đều đun nhỏ lửa tới khi miếng sườn xào chua ngọt mềm.
Sườn xào chua ngọt mềm thì bày sườn ra đĩa và thưởng thức cùng cơm nóng.
CHẢ TÔM BỌC NGÔ BAO TỬ CHIÊN
Nguyên liệu:
– Tôm 200gr
– Thịt nạc 200gr
– Một ít hành lá
– Ngô bao tử
Cách làm:
Tôm bóc vỏ rửa sạch để ráo, thịt sửa sạch, thái miếng vừa rửa sạch để ráo. Hành lá thái nhỏ.
Cho thịt và tôm vào máy xay, cho 1 thìa nước mắm, 2 thìa dầu vừng, xíu hạt nêm, chút hạt tiêu rồi xay nhuyễn.
Đổ hỗn hợp vừa xay ra tô, cho hành lá vào đảo đều.
Đeo găng tay và bọc kín thịt vừa xay vào bắp ngô non (ngô non rửa sạch để ráo).
Đun sôi dầu ăn rồi cho vào chiên (chiên ngập dầu) khi nào thấy vàng đều thì bày ra đĩa là bạn đã có món ăn thơm phức rồi đấy. Món ăn này chấm với tương ớt sẽ rất ngon.
NEM HẢI SẢN
Nguyên liệu:
– Tôm thái hạt lựu: 300g
– Thịt băm: 100g
– Mực thái hạt lựu: 300g
– Củ đậu thái hạt lựu: 100g
– Hành khô băm: 1 ít; Hành hoa thái nhỏ: 1 ít
– Trứng gà: 3 quả; Rau sống ăn kèm; Tiêu bắc: 1 ít; Bột canh: 1 ít; Lá nem: 1 gói; Bột chiên giòn: 1 gói; Bột chiên xù: 1 gói
– Dầu ăn
Cách làm:
Các nguyên liệu gồm thịt băm, mực, tôm, củ đậu đã được sơ chế sạch sau đó cho vào bát tô, thêm ít hạt tiêu, bột nêm, 1 quả trứng sau đó trộn thật đều.
Trải lá nem ra đĩa, đặt phần nhân vào giữa rồi cuộn tròn lại. Sau đó lăn từng chiếc chả nem qua lớp bột chiên giòn đến lớp trứng gà và cuối cùng là lớp bột chiên xù. Lần lượt làm như vậy cho đến hết nguyên liệu.
Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng già rồi cho từng chiếc nem hải sản vào chiên vàng giòn các mặt. Gắp nem hải sản ra đĩa có lót giấy thấm dầu.
Xếp từng chiếc nem hải sản vào đĩa. Ăn kèm với bún, rau thơm chấm với mắm chua ngọt hoặc tương ớt.
Tuy hơi cầu kỳ một chút nhưng những món ăn này sẽ cả nhà có bữa ăn cuối tuần hấp dẫn.
VỊT KHÌA NƯỚC DỪA
Nguyên liệu:
– Thịt vịt: khoảng 800-900g. Nên chọn phần thịt ít xương như đùi, lườn.
– 1 trái dừa tươi.
– Tỏi, hành củ, gừng, ngũ vị hương, tiêu, muối, rượu trắng, dầu ăn, bột nêm, nước tương.
Cách làm vịt khìa nước dừa:
Gừng cạo vỏ, rửa sạch, đập giập. Hành tỏi bóc vỏ rửa sạch, đập giập, bằm nhỏ.
Thịt vịt làm sạch, dùng muối và gừng đã đập giập ở trên xoa đều xung quanh miếng thịt vịt. Thêm chút rượu trắng vào cùng, bóp kỹ, sau đó rửa thật sạch cho hết mùi hôi. Tiếp theo lọc bỏ bớt xương, thái thịt thành 3-4 miếng lớn, dùng dao khía nhẹ xung quanh để khi ướp thịt được ngấm gia vị hơn.
Ướp thịt vịt với ngũ vị hương, hành, tỏi đã bằm nhỏ ở trên, thêm chút bột nêm, tiêu và 1 thìa nước tương trộn đều để khoảng 1h cho thịt ngấm gia vị.
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào chảo. Khi dầu ăn nóng già cho thịt vịt vào chiên vàng 2 mặt. Chú ý gạt bỏ lại hành tỏi để khi chiên không bị cháy.
Khi vịt chín vàng 2 mặt, gạn hết dầu ăn trong chảo ra ngoài, thêm nước dừa tươi cùng chút bột nêm vào, om nhỏ lửa đến khi vịt chín mềm và phần nước sền sệt.
Tắt bếp, lấy thịt vịt ra thái miếng vừa ăn, xếp ra đĩa, dưới chút nước sốt lên trên cho thịt thêm đậm đà.
CÁ LÓC HẤP BẦU
Nguyên liệu:
– Cá lóc 1 con khoảng 600g
– Bầu 1 trái
– Mộc nhĩ
– Rau thơm, dưa
– Củ đậu, cà rốt
– Bún, bánh tráng
– Gừng, hành, chan, tỏi, ớt.
Cách làm:
– Cá làm sạch rửa lại với chanh và muối, khứa vài đường lên thân cá.
– Ướp cá với 3 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt nêm hoặc bột ngọt, 1 thìa cà phê muối, gần 1/2 thìa canh nước mắm, gừng cắt sợi, tiêu xay, hành tỏi băm nhỏ trộn đều ướp 30 phút cho thấm.
– Mộc nhĩ 1 tai nhỏ ngâm nở mềm cắt sợi.
– Bầu chọn quả dài vừa hoặc dài hơn cá, rửa sạch cắt ra làm 2 bên ít bên nhiều. Dùng muỗng múc bỏ ruột và ít thịt bầu, rửa lại để ráo.
– Cho cá đã ướp vào nửa trái bầu nhiều thêm mọc nhĩ vào trong bụng cá và trong trái bầu, đậy phần bầu còn lại lên trên, dùng hành buộc lại (nếu không đậy lại đem hấp luôn cũng được) cho vào nồi hấp 30-40 phút là chín.
Trong lúc chờ bầu chín mình làm nước chấm, dầu hành, xào củ sắn với cà rốt.
– Nước chấm: 1 chén đường, 1/2 chén nước, hơn 1/2 chén nước mắm nấu sôi để nguội khi ăn cho tỏi ớt băm nhỏ hoặc giã nhỏ.
– Dầu hành: cho hành lá cắt nhỏ vào chén thêm ít muối, đường, bột ngọt. Đổ dầu thật nóng vào trộn đều.
– Cà rốt và củ sắn bỏ vỏ cắt nhỏ xào với ít gia vị cho vừa ăn, nếu không thích bạn bỏ qua.
– Rau, dưa lặt rửa sạch.
– Cá hấp chín lấy ra. Ăn cùng với rau, bún với nước chấm hoặc cuốn bánh tráng!
SƯỜN OM CHUA NGỌT
Nguyên liệu:
– 450 sườn ngon, chặt miếng cỡ 4cm.
– 30ml dầu ăn
– 30-35g đường phèn nghiền; 30ml xì dầu; 30 ml rượu nấu ăn; 45ml dấm đen + 15ml dấm đen; 1 cánh hoa hồi; 3 lát gừng; 4 nhánh hành lá, lấy phần trắng; nước nóng khi cần; 1 ít hạt vừng trắng để trang trí; hành lá trang trí
Cách làm:
Xương sườn chặt rồi cho vào nồi với nước lạnh, đun cho đến khi sôi, rồi đun tiếp trong 2-3 phút. Vớt ra, rửa sạch, rửa dưới vòi nước ấm. Để sang một bên cho ráo.
Cho dầu ăn vào chảo, cho đường phèn đã nghiền vào chảo, đun lửa nhỏ. Khuấy đều cho đến khi đường tan chảy và thành màu đỏ sẫm.
Sau đó cho sườn vào đảo đều để đường bám đều sườn rồi thêm xì dầu, rượu và dấm. Tiếp tục đảo trong 2 phút và đổ lượng nước nóng vừa đủ để phủ kín mặt sườn. Thêm gừng, hành lá (phần trắng) và hoa hồi.
Đậy vung, đun nhỏ lửa trong 25 phút. Đảo 1-2 lần. Sau đó vớt gừng, hành, hoa hồi ra.
Vặn lửa lớn, để sốt dày lên. Đảo đều và dừng đảo khi nước sốt sệt lại nhưng vẫn còn bám đều quanh sườn, không để cho sốt quá cạn và sườn bị khô và chín quá.
Thêm nốt 15ml dấm còn lại, cùng vừng. Đảo đều rồi tắt bếp. Rắc hành lá trang trí, cho sườn ra đĩa và thưởng thức nhé!
THỊT XIÊN CHIÊN CHẢO
Nguyên liệu:
– 500gr thịt nạc vai (thịt không có mỡ) – 1 phần gốc ngò; 1 phần trắng hành lá – 1/3 muỗng cà phê tiêu – 3 tép tỏi; 1 miếng nhỏ gừng – 1 trái ớt sừng hoặc 1 muỗng cà phê ớt khô nếu thích cay – 1 củ hành tím; 1 muỗng canh dầu hào; 1 muỗng canh nước mắm – 2/3 muỗng canh đường – 2 muỗng canh bột chiên giòn hay tinh bột bắp
Cách làm:
Hành tím, hành lá, gốc ngò, tỏi, tiêu, gừng cho hết vào cối giã nhuyễn.
Thịt rửa sạch thái miếng hơi mỏng có chiều dài. Cho thịt vào âu cùng các gia vị phía trên và nguyên liệu giã nhuyễn cùng bột chiên giòn, mang bao tay trộn đều, để 30 phút cho thịt thấm gia vị.
Xiên từng lát thịt vào cây tăm (cách này giúp khi chiên, thịt không co lại và nhìn đẹp, hấp dẫn hơn khi trình bày).
Bắc chảo dầu lên bếp (không cần nhiều dầu). Chờ dầu nóng cho từng ít thịt vào chiên với lửa hơi cao.
Chiên cho thịt vàng thơm thì gắp ra dĩa. Thịt xiên chiên cho ra đĩa có bún, xà lách và dưa leo. Món này khi ăn có thể chấm với nước mắm chua ngọt.
Những món gỏi trộn chua ngọt giải ngán rất hiệu quả cho mâm cơm nhiều đạm ngày cuối tuần.
1. Gỏi gân bò
Nguyên liệu:
– Gân bò
– Khế chua, củ hành trắng, sả, gừng
– Rau răm, ớt, tỏi, chanh
– Vừng trắng.
– Gia vị: nước mắm, muối, đường, dấm
Cách làm:
– Gân bò chọn phần chân đã luộc sẵn. Mua về bạn cho vào nồi nước sôi luộc sơ lại với chút muối, gừng. Sau đó vớt ra để nguội rồi thái mỏng.
– Pha nước mắm trộn gỏi với nước mắm, đường, cốt chanh, tỏi ớt, nêm nếm cho có vị chua mặn ngọt cân bằng.
– Cho gân bò đã thái vào tô, cho 2/3 phần nước mắm chua ngọt ở trên vào ướp 15-20 phút cho ngấm. Sau đó cho hành trắng, khế thái lát, ớt sừng và phần nước mắm còn lại vào trộn đều, nêm nếm cho vừa miệng. Cuối cùng cho sả băm, gừng sợi, vừng trắng đã rang, rau răm xắt nhỏ vào trộn đều và bày ra đĩa.
2. Chân gà trộn sốt cay kiểu Thái
Nguyên liệu:
– Chân gà
– Ớt sừng, hành tím, riềng, tỏi, tắc, sả, lá chanh, mùi
– Rượu trắng, giấm
– Gia vị: nước mắm, đường trắng, muối
Cách làm:
– Luộc chân gà với 1 cây sả đập dập, 3 trái ớt, 10ml rượu trắng. Khi chân gà chín thì vớt ra ngâm nước đá 10 phút, rồi vớt ra chặt chân gà làm đôi.
– Nấu 100ml nước, 100ml nước mắm, 100ml giấm, 120gr đường, 15gr muối cho sôi rồi để nguội làm nước ngâm chân gà.
– Xay nhuyễn hỗn hợp hành tím, tỏi, rễ ngò, ớt, riềng rồi đem trộn cùng chân gà, cùng với lá chanh, tắc. Tiếp theo rót nước sốt đã nấu vào để ngâm chân gà trong khoảng 2 giờ là có thể dùng được.
3. Gỏi vịt rau muống
Nguyên liệu:
– Vịt đã lọc xương
– Rau muống, cà rốt, hành tây, xoài xanh, chanh, tói, ớt tươi, ớt bột
– Hành phi
– Gia vị: mắm, muối, mì chính, đường, hạt tiêu
Cách làm:
– Chuẩn bị các loại: Rau muống chẻ sợi, cà rốt, hành tây, xoài xanh bào sợi. Tỏi băm nhuyễn. Chanh vắt lấy nước cốt Ớt tươi băm nhỏ.
– Chuẩn bị một bát tô làm nước sốt: 3 thìa mắm, 3 thìa nước lọc, 5 thìa cốt chanh, 3 thìa đường, 2 thìa hạt tiêu, 1 thìa mì chính, ớt băm, tỏi băm, ớt bột. Trộn đều.
– Cho thịt vịt đã xé nhỏ, hành tây, cà rốt, rau muống, xoài xanh vào một âu lớn rồi cho nước trộn gỏi đã pha ở trên vào và trộn đều, bóp thật nhẹ.
– Gắp gỏi ra đĩa, rắc lên ít hành khô
4. Gỏi xoài khô mực chua giòn
Nguyên liệu:
– Mực khô
– Húng lủi, chanh, xoài xanh, hành tím, quất.
– Đậu phộng, gia vị đường, nước mắm
Cách làm:
– Mực nướng chín, dùng chày giã mềm. Xé mực thành miếng vừa ăn. Nếu mực khô quá, bạn ngâm mực vào nước 1-2 giờ trước khi nướng.
– Phi vàng hành tím rồi vớt ra chén. Dùng chảo dầu này để chao mực thật nhanh, để mực thật giòn và thơm. Sau đó vớt mực ra giấy thấm dầu.
– Trộn ớt băm, quất, nước cốt chanh với 3 muỗng nước mắm, 1,5 muỗng đường để làm sốt.
– Cho xoài thái sợi, mực khô, rau húng lủi, hành phi với nước sốt trộn đều.
– Bày gỏi ra đĩa rồi rắc đậu phộng giã dập lên trên và thưởng thức.
Nguồn: http://khampha.vn/bep/4-mon-goi-tron-cuc-thanh-mat-trong-mam-com-thinh-soan-ngay-cuoi-t…
Các bước rất nhanh chóng, đơn giản nhưng các mẹ sẽ có ngay những món ăn bổ dưỡng và ngon mắt cho cả gia đình.
1. Trứng hấp vân
Nguyên liệu:
– 3-3 quả trứng gà
– Giò sống, nấm hương, mộc nhĩ, cà rốt, hành lá.
– Gia vị
Cách làm:
– Tách riêng lòng đỏ, lòng trắng thành 2 bát rồi quấy đều cho tan. Nêm thêm gia vị muối, hạt nêm.
– Bắc chảo lên bếp, cho thật ít dầu ăn để rán lòng trắng và lòng đỏ.
– Giò sống trộn với nấm hương, mộc nhĩ băm nhỏ, cà rốt thái hạt lựu, hành hoa, gia vị, hạt tiêu.
– Trải lòng đỏ ra thớt sạch, múc một ít giò sống phết đều lên mặt trứng. Tiếp theo đặt lớp lòng trắng trứng lên trên rồi lại phết một lớp giò sống lên trong trắng. Dùng tay cuộn tròn lại rồi bọc giấy nến, buộc dây 2 đầu cho khỏi bung ra.
– Đem đi hấp cách thủy khoảng 15 phút là trứng và thịt sẽ chín. Sau đó gắp ra, đợi nguội thì dùng dao cắt lát mỏng dày khoảng 1cm rồi bày ra đĩa.
2. Trứng gà đúc lá mơ
Nguyên liệu:
– Trứng gà
– Lá mơ
– Gia vị
Cách làm:
– Lá mơ thái vụn nhỏ cho vào bát rồi đập trứng gà vào, rắc thêm chút bột canh, tiêu.
– Cho dầu ăn lên chảo cho thật nóng rồi đồ hỗn hợp trứng, lá mơ vào rán.
– Cuộn tròn trứng lại cho chắc tay, đậy vung kín cho lá mơ và trứng chín vàng.
3. Trứng cuộn sushi
– Nguyên liệu:
– 5 quả trứng
– Rong biển, cơm trắng
– Gia vị đường, dấm, muối
Cách làm:
– Cắt lá rong biển thành các đoạn dài rộng tầm 1cm.
– Hòa tan các gia vị đường, dấm, muối với một chút xíu nước rồi đổ vào cơm trộn đều.
– Đánh tan trứng, nêm thêm chút muối và 80ml nước.
– Cho một ít dầu ăn vào chảo rồi dùng khăn giấy xoa lên toàn bộ mặt chảo.
– Đổ một ít trứng vào chảo chiên, rồi cuộn tròn lại. Tiếp tục đổ thêm trứng vào chảo để rán lớp trứng thứ 2 rồi cuộn vào miếng trứng đầu tiên. Làm như thế cho đến khi hết trứng.
– Lấy trứng ra cắt thành từng khoanh nhỏ. Nắm cơm thành từng nắm vừa ăn, chấm thêm chút tương cà rồi đặt miếng trứng lên trên. Dùng rong biển cuộn lại là hoàn thành.
4. Trứng xào nấm
Nguyên liệu:
– Nấm tươi
– Trứng
– Hành lá, hạt nêm, dầu ăn
Cách làm:
– Để xào nấm không bị ra nước, bạn đun một nồi nước sôi rồi chần nấm trong khoảng 30 giây, sau đó vớt ra để ráo.
– Đập trứng ra bát, nêm thêm hạt nêm, muối đánh tan. Rồi chiên trứng trên chảo dầu nóng, đánh tơi từng miếng trứng ra rồi trút ra đĩa.
– Vẫn sử dụng chảo đó để xào nấm. Phi thơm hành khô rồi cho nấm vào đảo, nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi nấm vừa chín tới thì trút trứng đã chiên vào đảo đều. Nêm gia vị một lần nữa là xong.
– Thêm hành lá cắt khúc vào cho thơm.
Nguồn: http://khampha.vn/bep/re-nhu-trung-nhung-kheo-mot-chut-lai-co-ngay-4-mon-sang-xin-min-c…
Dù đi làm bận rộn cả ngày nhưng chị Mỹ Hằng vẫn có thể hoàn thành bữa cơm trưa trong 30 phút, bí quyết nằm ở khâu sơ chế sẵn trước khi đi làm mỗi sáng.
Chị Mỹ Hằng (40 tuổi) ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, là một gương mặt quen thuộc trên những hội, nhóm đam mê nấu nướng. Mới đây, chị đã chia sẻ lên mâm cơm được tranh thủ nấu vào giờ nghỉ trưa của chị. Mâm cơm vừa đầy đủ các món mặn và món rau, hơn nữa lại không mất quá nhiều thời gian vào bếp.
Chị Hằng cho biết: “Thường thì mình mua rau ở cửa hàng nông sản sạch từ chiều hôm trước, sơ chế để tủ lạnh. Buổi sáng khoảng 6h15 chị đi chợ sớm mua cá đồng, cá sông rồi sơ chế sẵn để trưa nấu cho nhanh”.
Công thức nấu cơm lạo lứt: (nên nấu bằng nồi có chế độ nấu gạo lứt và hẹn giờ)- Khi nấu đổ nước gấp đôi gạo thường.
– Cách pha gạo: 2 kg gạo lứt + 250g đậu đỏ+ 250g đậu đen+250g đậu xanh trộn đều.
– Ngâm gạo, đậu từ 2 đến 3 tiếng rồi cho vào nồi chọn chế độ gạo lứt và nấu.
– Nồi có chế độ hẹn giờ thì dễ nấu hơn. Cơm mềm dễ ăn như xôi đậu.
Chị Hằng chia sẻ: “Sáng 7 trước khi đi làm vo gạo, đậu cho vào nồi chọn chế độ gạo lứt, xong hẹn giờ ăn là 11h, xong bấm nút nấu. Khoảng 10h kém 5 phút nồi tự nấu coi như mình đã ngâm gạo và đậu được vài tiếng đồng hồ (với thời gian nấu gạo lứt của nồi là 65 phút). Mình đã ăn cơm nấu như này 4 năm rồi. Đây là món ăn rất tốt cho bệnh khớp, tiểu đường, thận, tim mạch”.
Công thức nấu cá kho tiêu:
– Cá làm sạch, cho vào tô ướp nước mắm, đường, bột ngọt, đầu hành, hành tím, tiêu, ớt trong khoảng 30 phút hoặc hơn cho ngấm gia vị.
– Bắc nồi đất (hoặc chảo) lên bếp, cho thêm một ít nước( hoặc dầu ăn) và 1 muỗng đường để làm nước hàng, (nên cho đường thốt nốt để có màu đẹp hơn), thấy nước chuyển nâu như màu cánh gián thì hạ lửa, đổ tô cá đã ướp vào kho lửa nhỏ nhất có thể. Lưu ý: Kho tiêu không bỏ thêm nước ( nước ướp cá tươm ra vừa đủ kho, nếu cá to thì có thể thêm một ít nước sôi vào). Vừa kho vừa trở cá nhè nhẹ, hoặc bê nồi lên xóc nhẹ cho cá thấm. Đến khi nước cạn thì tắt bếp. Không nên kho quá nhiều cá vì sẽ rất khó trở cá, một nồi chừng 1 lớp cá là vừa.
Công thức nấu canh bí đỏ nấu cá lóc:
– Nước sôi cho ít hành tím vào, sau đó cho cá vào nêm tiêu, muối bột ngọt.
– Cá chín vớt ra, cho bí đỏ vào nấu, bí chín lại cho cá vào lại.
– Thêm hành băm nhỏ vào và tắt bếp.
Món rau:
Chị Hằng chọn cách luộc bông mướp, đậu bắp, đậu rồng và cải trời.
Chị Hằng chia sẻ: “Sáng mình chuẩn bị sẵn rồi mới tắm rửa đi làm. Đến 11h về nấu ăn, khoảng 11h30 là đã sẵn sàng dọn cơm ra cho cả nhà rồi”.
Các mẹ còn chần chờ gì mà không áp dụng cách như chị Hằng để có mâm cơm hoàn hảo kể cả những ngày bận rộn đi làm. Chúc các bạn thành công!
Mỗi mâm cơm của chị Huế luôn được kiểm soát dinh dưỡng đầy đủ và luôn được chồng con hết lời khen ngợi.
Mỗi ngày chị Phí Thị Huế (36 tuổi, Hà Nội) ngoài công việc cơ quan lại tranh thủ nhanh chóng về nhà buổi tối nấu những bữa cơm ngon canh ngọt cho cả gia đình mình. Chị Huế cho biết, bữa tối là bữa ăn quan trọng nhất để gia đình mình quây quần sau một ngày làm việc và học tập. Chính vì vậy sau giờ tan làm chị lại tất bật đón con đi học về và bắt đầu nấu nướng. Chị dành khoảng 60 phút cho mỗi bữa ăn tùy vào từng mức độ đơn giản hay cầu kỳ của chúng.
“Chồng và 2 con chính là người truyền cảm hứng nấu nướng mỗi ngày cho mình. Mình thích tự tay chăm sóc gia đình và bày biện. Ngoài ra, mình thích đảm bảo sức khỏe đầy đủ dinh dưỡng và tiết kiệm chi phí cho gia đình. Chồng và con là chuột bạch thử món ăn mình làm lúc nào cũng khen “mẹ nấu ăn là ngon nhất” giúp mình có động lực hơn”, chị Huế tâm sự.
Những món ăn của chị luôn được ông xã và các con hưởng ứng hết mình và dành không ngớt lời khen.
Thực phẩm và nguồn hải sản phần lớn là bố mẹ chị gửi ở quê lên nên chi phí mỗi bữa ăn chị bỏ ra không đáng kể. Trung bình mỗi tháng chị dành khoảng 5-6 triệu tiền ăn cho những mâm cơm buổi tối và cuối tuần cho gia đình.
Ngoài nấu những mâm cơm tươm tất, chị còn thường xuyên sáng tạo những món mới như mộm chân gà rút xương, nộm hoa chuối, nộm chân vịt, nộm rau muống hay món bắp bò ngâm mắm chế biến theo cách riêng của mình khiến chị em đồng nghiệp, bạn bè ăn thử cũng hết lời khen ngon, giục làm để bán.
Nhờ biết nấu ăn mà từ việc làm dâu đến những bữa tiệc tân gia bạn bè và cả giỗ chạp, chị tự tin dù ở bất cứ đâu cũng có thể trổ tài khéo léo của mình. Đặc biệt chị giảm được stress và kiểm soát được dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Dưới đây, chị Huế sẽ gợi ý cho mọi người thực đơn cả tuần đầy đủ dinh dưỡng cho cả gia đình.
NGÀY THỨ 2
– Thịt bò nấu dưa
– Cánh gà chiên giòn
– Ngao hấp kiểu Thái
– Salad trộn
– Kiwi
NGÀY THỨ 3
– Sườn nấu rau rút khoai sọ
– Bò xào hoa thiên lý
– Nem cuốn tôm
– Ổi
NGÀY THỨ 4
– Canh cua hoa thiên lý
– Nộm hoa chuối
– Bò bít tết
– Thanh long đỏ
NGÀY THỨ 5
– Canh rau ngót
– Bò sốt cà chua
– Ruốc tôm
– Dưa chuột
– Caramen
NGÀY THỨ 6
– Tôm nấu rau ngót
– Gỏi cá hồi
– Tôm chiên bơ tỏi
– Caramen
NGÀY THỨ 7
– Nộm chân gà
– Vịt xào dứa
– Bí nấu cổ cánh
– Kiwi
NGÀY CHỦ NHẬT
– Vịt luộc
– Thịt trâu trần mẻ xả
– Dưa góp
– Canh măng nấu cổ cánh vịt
– Mít thái
Một số mâm cơm nhà chị Huế cũng được hội chị em hết sức hâm mộ bởi cách kết hợp các món rất khéo léo:
Trong mỗi bữa chị luôn ưu tiên có hoa quả tráng miệng.
Nguồn: http://khampha.vn/bep/me-ha-noi-goi-y-mam-com-ngon-ca-tuan-chong-khen-no-mui-dong-nghie…
Chắc chắn với thực đơn tuần phong phú này chị em sẽ tham khảo được rất nhiều món ăn hấp dẫn cho gia đình.
Tuần này, cô nàng Vũ Thanh Hoan (Hà Nội) – vốn được nhiều chị em biết đến nhờ tài bếp núc đảm đang – lại tiếp tục gợi ý nhiều bữa ăn hấp dẫn. Nếu thực sự chưa nghĩ ra sẽ nấu món gì cho gia đình trong tiết trời trở lạnh này chị em hãy tham khảo nhé.
THỨ 2:
– Gà nấu cà ri
– Thịt hun khói cuộn bí đỏ
– Canh rau cải nấu thịt
– Hành tím muối
– Kiwi, nho tráng miệng
THỨ 3:
– Ngan luộc
– Thịt bò xào dậu
– Canh măng nấu cổ cánh
– Ngô xào bơ tép khô
– Dưa hấu tráng miệng
THỨ 4:
– Canh bí đao nấu sườn
– Cá rán
– Chim cút nướng
– Hành tím
– Cam tráng miệng
THỨ 5:
– Gà ác hầm thuốc bắc
– Canh khoai nấu xương
– Trứng thịt rán ngải cứu
– Rau bí xào tỏi
– Hành muối
– Táo tráng miệng
THỨ 6:
– Chân giò hầm thuốc bác
– Dưa muối
– Gà tây xào sả ơt
– Rau củ luộc
– Xoài tráng miệng
THỨ 7:
– Đậu hầm thịt bò khoai tây
– Cải xoong xào tỏi
– Đậu rán
– Chả lá lốt
– Xoài_Nho tráng miệng
CHỦ NHẬT:
– Càng cua rang me
– Măng tây xào thịt bò
– Canh ngao rau cải
– Khoai tây chiên
– Ổi tráng miệng
Nguồn: http://khampha.vn/bep/hoc-ngay-vo-dam-nau-thuc-don-ca-tuan-khong-trung-lap-du-chi-mot-m…
Mỗi mâm cơm đều được chị Thu Thủy đầu tư kỹ lưỡng về cả màu sắc và sự đa dạng món ăn khiến ai cũng xuýt xoa.
Với chị Thu Thủy ( TP. HCM), được tự tay mình nấu ra những món ngon dành cho những người mình yêu thương là một điều hạnh phúc giản dị, gần gũi và sâu sắc. Bởi vậy, chị luôn dành thời gian cho căn bếp và chăm chút cho bữa ăn của cả nhà vô cùng cẩn thận và tỉ mẩn.
Những món ăn do chính tay chị chế biến thường không đặt nặng về sự cầu kỳ nhưng luôn đa dạng, chỉn chu và có màu sắc rất bắt mắt.
Trong những mâm cơm của mình, chị Thu Thủy thường đan xen các món luộc, canh, kho, xào, rán… Bên cạnh đó là các loại hoa quả theo mùa để tráng miệng. Tuy nhiên, chị vẫn luôn lưu ý hạn chế nhiều món chiên xào gây ngán ngấy và tăng cường các món canh chua, rau củ luộc để cân bằng.
Bật mí về bí quyết nấu ăn, chị Thủy cho biết: “Để nấu 1 bữa ăn ngon, điều quan trọng nhất là phải chọn nguyên liệu tươi ngon, phù hợp với khẩu vị của các thành viên trong gia đình”.
Cùng tham khảo những bữa cơm đa dạng đầy đủ chất của gia đình chị Thu Thủy.
Với mỗi bữa cơm, dường như chị gửi trọn tâm huyết và niềm đam mê bếp núc vào trong đó.
Mâm cơm luôn cân bằng dinh dưỡng và đủ chất cho cả gia đình
Màu sắc bắt mắt là điểm nổi bật trong mâm cơm.
Chỉ nhìn thôi đã muốn ăn rồi.
Chị đầu tư những bộ bát đĩa đẹp để mâm cơm thêm ấn tượng
Ai nhìn cũng trầm trồ trước bàn tay khéo léo của chị Thủy.
Nguồn: http://danviet.vn/mon-ngon-nha-dep/khong-no-roi-mat-truoc-loat-mam-com-nhin-la-me-an-la…