Nhiều người cho rằng khái niệm testosterone chỉ có ở nam giới, nhưng thực chất loại hormone này cũng có ở phái nữ. Thậm chí, nồng độ testosterone ở phụ nữ quá thấp cũng là một vấn đề sức khỏe đáng lưu tâm.
Nồng độ testosterone của phụ nữ trong suốt cuộc đời luôn thay đổi liên tục một cách tự nhiên, theo chu kỳ kinh nguyệt và thậm chí không ổn định vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Phụ nữ có testosterone thấp bị giới hạn trong việc sản xuất ra các tế bào máu mới, duy trì ham muốn tình dục hoặc tăng mức độ các hormone sinh dục khác.
Testosterone là một hormone thuộc nhóm androgen. Nồng độ testosterone ở phụ nữ ảnh hưởng đến:
Hầu hết mọi người thường mường tượng về testosterone giống như một hormone tượng trưng cho đặc tính nam, nhưng sự thật là cả nam lẫn nữ đều cần một lượng testosterone nhất định. Trung bình nam giới có lượng testosterone nhiều hơn so với nữ giới. Ở phụ nữ, tuyến thượng thận và buồng trứng là nơi sản sinh ra một lượng nhỏ hormone này.
Theo nghiên cứu từ Trung tâm Y khoa của Đại học Rochester, nồng độ testosterone ở nữ giới thường dao động trong khoảng giới hạn từ 15 – 70 ng/dl (nanogram testosterone trên mỗi deciliter máu). Tuy nhiên, chưa có hướng dẫn cụ thể nào quy định mức độ testosterone như thế nào gọi là “thấp” ở phụ nữ.
Phụ nữ bị thiếu testosterone sẽ cảm thấy mệt mỏi và lờ đờ. Testosterone thấp ở nữ giới có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng sau đây:
Vì các biểu hiện liên quan đến testosterone thấp rất thường gặp, nên các bác sĩ sẽ sàng lọc các bệnh lý khác cũng có triệu chứng tương tự trước khi đưa ra chẩn đoán chính xác. Các bệnh lý này bao gồm:
Nồng độ testosterone của phụ nữ có xu hướng giảm theo độ tuổi và thời kỳ mãn kinh. Hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng testosterone nữ giới thấp là:
Nồng độ testosterone ở nữ giới giảm tự nhiên khi bắt đầu có tuổi. Bên cạnh đó, các hormone khác, chẳng hạn như estrogen, cũng giảm dần theo thời gian, đặc biệt là khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh.
Vào giai đoạn mãn kinh, phụ nữ có ít testosterone hơn vì buồng trứng sản xuất ít hormone hơn. Ngoài ra, các loại thuốc dành cho phụ nữ mãn kinh cũng có tác động làm giảm nồng độ testosterone, chẳng hạn như estrogen đường uống
Một số rối loạn với buồng trứng và tuyến thượng thận cũng có thể dẫn đến mức testosterone thấp hơn, ví dụ như cắt bỏ buồng trứng hay suy tuyến thượng thận.
Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về việc điều trị testosterone thấp ở phụ nữ. Ngược lại, các nhà khoa học thường quan tâm nhiều hơn về tình trạng testosterone quá cao ở nữ giới và những ảnh hưởng liên quan.
Thậm chí, vào năm 2014, đã có khuyến nghị chống lại việc đo nồng độ testosterone thường xuyên ở phụ nữ, vì các nghiên cứu vẫn chưa chứng minh được mối liên hệ giữa nồng độ testosterone thấp và các triệu chứng có thể nhận thấy.
Mặt khác, nếu một người phụ nữ khi được thăm khám phát hiện bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê ở trên, thì bác sĩ có xu hướng sàng lọc, chẩn đoán các bệnh lý hay rối loạn khác phổ biến hơn, với mức độ ưu tiên cao hơn là tình trạng testosterone thấp.
Nói chung, để chẩn đoán testosterone thấp ở phụ nữ, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc thăm khám lâm sàng và hỏi về bất kỳ triệu chứng nào. Nếu nghi ngờ các dấu hiệu liên quan đến nồng độ testosterone thấp, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu.
Trong trường hợp chị em chưa đến tuổi mãn kinh, bác sĩ có thể sẽ tư vấn về thời điểm tốt nhất để kiểm tra nồng độ testosterone. Bởi vì các triệu chứng gặp phải có thể là do sự dao động của hormone trong chu kỳ kinh nguyệt.
Về phương pháp điều trị, cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp đẩy lùi các triệu chứng của testosterone thấp. Bên cạnh đó, một số loại thuốc thay thế estrogen có thể bổ sung testosterone. Tuy nhiên, lượng testosterone trong thuốc thường không đủ để tăng nồng độ lên đến mức ổn định, hoặc cơ thể không có khả năng hấp thụ chúng.
Một số bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân bổ sung testosterone bằng đường tiêm hoặc đường uống dưới dạng viên, với hy vọng các biện pháp này có tác dụng tương tự với phụ nữ giống như nam giới: tăng sinh lực, giảm mệt mỏi và cải thiện ham muốn tình dục.
Tuy nhiên, nhiều bác sĩ lại cho rằng phụ nữ không nên dùng testosterone. Trên thực tế, có rất ít thuốc bổ sung testosterone cho nữ được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt. Điều này là do các tác dụng phụ có thể xảy ra đối với nhóm thuốc này, bao gồm:
Năm 2014, một số nhà khoa học đã khuyến cáo không nên điều trị tình trạng testosterone thấp ở phụ nữ do đang thiếu nghiên cứu. Tuy nhiên, trừ một trường hợp ngoại lệ đối với phụ nữ mắc một chứng bệnh gọi là rối loạn ham muốn tình dục ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng thì nên được điều trị.
Để giải quyết vấn đề testosterone thấp ở nữ, các bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định liệu pháp thay thế để điều trị các triệu chứng và thực hiện thay đổi lối sống, bao gồm:
DHEA là một loại hormone steroid cũng được sản xuất bởi tuyến thượng thận và được xem như liệu pháp thay thế cho testosterone. Các tác dụng phụ của việc bổ sung DHEA cũng tương tự như những tình trạng gặp phải khi testosterone dư thừa.
Tuy nhiên, Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ lại không khuyến khích việc bổ sung thường xuyên DHEA, vì các nhà nghiên cứu vẫn chưa có bằng chứng chứng minh độ an toàn và hiệu quả khi sử dụng DHEA trong thời gian dài.
Như vậy, việc điều trị nồng độ testosterone thấp ở phụ nữ thường ưu tiên phương pháp thay đổi lối sống. Sống lành mạnh hơn, tích cực hơn là cách hiệu quả để chữa trị các triệu chứng gặp phải do thiếu testosterone ở nữ giới.
Nguồn: vinmec.com
Estrogen là hoóc môn sinh dục nữ hay còn gọi là nội tiết tố nữ. Estrogen đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ, sắc đẹp cũng như sinh lý của chị em. Nếu bị thiếu hụt estrogen có thể sẽ gặp các triệu chứng giống như mãn kinh, chẳng hạn như bốc hỏa, khó ngủ và khô âm đạo.
Một số yếu tố gây ra mức estrogen thấp, chúng bao gồm:
Hàm lượng estrogen trong cơ thể người phụ nữ cao nhất ở độ tuổi dậy thì và trong thời kỳ mang thai. Sau đó sẽ giảm mạnh vào thời kỳ sau khi sinh và thời kỳ mãn kinh. Cứ 10 năm thì lượng hoóc môn sinh dục nữ trong cơ thể lại giảm đi 15% cho đến khi người phụ nữ được 55 tuổi thì chỉ còn 10% so với khi còn trẻ.
Biểu hiện khi estrogen thấp bao gồm:
Sau tuổi 30, buồng trứng ở cơ thể phụ nữ bắt đầu giảm hoạt động dẫn tới lượng hoóc môn sinh dục nữ bắt đầu bị suy giảm. Chính vì thế, đây chính là thời điểm bắt đầu phải bổ sung estrogen cho cơ thể. Một số thực phẩm giúp bổ sung hoóc môn sinh dục nữ như đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành. Trong đậu nành có chứa hàm lượng isoflavone rất lớn. Đây là một hợp chất tương tự như estrogen. Sử dụng đậu nành thường xuyên giúp tăng cường hoóc môn sinh dục nữ cho cơ thể, hỗ trợ sinh lý nữ hiệu quả. Một số thực phẩm khác cũng có tác dụng bổ sung hoóc môn sinh dục nữ cho cơ thể như đu đủ, quả anh đào, hạt mè, hạt lanh…
Nguồn: Vinmec.com
Làm sạch vùng kín sau khi sinh rất quan trọng tới sức khỏe, cũng như đời sống của mỗi sản phụ. Không phải mẹ nào mới sinh lần đầu cũng biết tự chăm sóc cho vùng kín của mình đúng cách. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những tổn thương vùng kín sau sinh gặp phải và cách vệ sinh nó sao cho sạch và đúng nhất!
Nhiều chị em cảm thấy tự tin, ngại gần gũi với chồng bởi vùng kín bị “già nua” chảy xệ, giãn rộng, thay đổi màu sắc,…không được se khít, hồng hào như trước.
Nguyên nhân khiến vùng kín bị “xuống cấp” là khi mang thai, sinh đẻ, em bé chào đời sẽ chui qua cổ tử cung, qua đường âm đạo nên khiến vùng kín không còn đẹp như trước. Thậm chí, mẹ sinh thường, còn phải rạch tầng sinh môn nếu như âm đạo chưa đủ rộng để em bé có thể ra ngoài.
Sự suy giảm nội tiết tố estrogen đột ngột và nhanh chóng sau khi sinh con khiến âm đạo bị khô. Hơn nữa, khi cho con bú, hàm lượng estrogen thúc đẩy tuyến sữa hoạt động hết công suất lại càng làm cho loại hormone này bị suy giảm.
Điều này, ảnh hưởng sâu sắc đến chuyện quan hệ vợ chồng, nguy hiểm hơn cả sự giãn rộng vùng kín. Bởi vì, khi quan hệ “thiếu nước” còn làm cho vùng kín bị đau rát, khó có thể đạt được khoái cảm cho cả hai.
Phụ nữ sau sinh khắc phục tình trạng khô âm đạo, trước tiên phải làm sạch vùng kín sau khi sinh, sau đó bổ sung nội tiết tố thiếu hụt cũng như chế độ tập luyện điều độ.
Vùng kín có mùi sau sinh sẽ gây khó chịu đối với chị em, cảm giác tự ti rất nhiều, chuyện gần gũi chồng cũng không được tự nhiên. Đó là sự thay đổi hormone nội tiết tố, để vùng kín không còn hiện tượng có mùi lạ nữa chị em phải làm sạch vùng kín sau khi sinh đúng cách, xông hơi cả vùng kín và cơ thể tuần 2 – 3 lần để cơ thể nhẹ nhàng, thơm tho hơn.
Theo như cảm nhận của người mẹ và từ bác sỹ thì các vùng xung quanh âm đạo, sau khi sinh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, gây cảm giác đau đớn, đặc biệt là tầng sinh môn khi bị rạch đối với sinh thường.
Để nhanh chóng hồi phục và tránh viêm nhiễm ở những vết thương này thì phải làm sạch vùng kín sau khi sinh hàng ngày và chăm sóc, theo dõi nó cẩn thận. Có bất cứ dấu hiệu bất thường nào phải đến gặp ngay bác sỹ để thăm khám và điều trị.
Vùng kín sau khi sinh gặp phải rất nhiều vấn đề khó nói, không chỉ mất thẩm mỹ mà còn làm giảm “năng suất” trong “chuyện ấy”. Từ những tổn thương trên mà quan hệ vợ chồng gặp nhiều trở ngại, nếu không biết cách làm sạch vùng kín sau khi sinh cẩn thận có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con, thậm chí khó mà giữ gìn được hạnh phúc trong hôn nhân.
3. Giúp mẹ bầu chăm sóc, bảo vệ vùng kín toàn diện, hiệu quả, an toàn với Hyalosan Wash Foam (chấu Âu)
Hyalosan Wash Foam là sản phẩm vệ sinh hàng ngày dạng bọt, mềm mại cho vùng kín nhạy cảm của phụ nữ mang thai, sau sinh, kết hợp công thức dưỡng ẩm, ngừa viêm vùng kín, được chế tác bởi công nghệ cao, ở dạng Thiết bị y tế (medical device) và hóa mỹ phẩm (cosmetics), được nghiên cứu và phát triển bởi hãng dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế số 1 CH Séc, hãng Dr Muller Pharma). Sản phẩm được sản xuất, kiểm soát chất lượng bởi những tiêu chuẩn nghiêm ngặt của châu Âu.
Thành phần:
– Acid hyaluronic có hoạt tính sinh học cao, an toàn cho cho làn da nhạy cảm tại vùng kín.
– Acid lactic kích thích những vi sinh vật có tác dụng bảo vệ vùng kín phát triển.
– Các thành phần khác: Aqua, Sodium Cocoamphoacetate, Cocamidopropyl Betaine, Alcohol denat, Quecus Robur Bark Extract, Panthenol, Polysorbate 20, Hamamells, Viginniana Leaf Extract, Propylene Glycol, Sodium Benzoate, Portassium Sorbate, Parfurm.
– Một số hoạt chất làm sạch, chiết xuất thiên nhiên, chiết xuất vỏ cây sồi.
– Độ acid pH 4.5, chống xâm nhập và ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây viêm nhiễm tại vùng kín.
– Dung dịch dạng bọt, mùi thơm dịu nhẹ.
Cơ chế tác dụng chính và ưu điểm vượt trội của hyalosan Wash Foam:
– Với những hoạt chất tẩy rửa được chiết xuất từ thiên nhiên đã tính toán tối ưu nhất với phụ nữ mang thai, phụ nữ mới sinh, kết hợp với thành phần chiết xuất từ vỏ cây sồi châu Âu, Hyalosan wash foam đương nhiên hiệu quả với công dụng là dung dịch vệ sinh, làm sạch vùng kín cho phụ nữ đang ở giai đoạn đặc biệt này.
– Điểm đặc biệt của sản phẩm là bên cạnh tác dụng làm sạch, sản phẩm còn mang đến thêm đồng thời 2 công dụng tuyệt vời, điều mà hầu như không có bất cứ sản phẩm vệ sinh vùng kín nào có được:
+ Thứ nhất, với thành phần acid hyaluronic, là hoạt chất được mệnh danh là chất siêu giữ nước trong thiên nhiên, có khả năng giữ lượng nước có trọng lượng gấp 1000 lần trong lượng của hyaluronic, giúp cho sản phẩm khi sử dụng, ngoài làm sạch, còn có tác dụng dưỡng ẩm cho vùng kín.
+ Thứ hai, với thành phần acid lactic, cùng việc thiết kế độ pH lý tưởng mức 4.5, Hyalosan wash foam đã không đơn thuần là làm sạch, mà còn ngừa viêm cho vùng kín, thông qua cơ chế cung cấp acid lactic, để kích thích các dòng lợi khuẩn lactobacillus trong vùng kín phát triển, đây là dòng lợi khuẩn “thiên địch”, “khắc tinh” của các loại vi khuẩn, nấm, trùng gây viêm phụ khoa. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được thiết kế với độ pH siêu chuẩn quốc tế là pH 4.5, tạo môi trường acid lý tưởng để bảo vệ vùng kín, kích thích lợi khuẩn lactobacillus phát triển, ngăn xâm nhập và ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây viêm nhiễm phụ khoa.
– Dạng thiết kế sản phẩm là dạng bọt, là sự cực kỳ tinh tế và thuận tiện cho phụ nữ với vùng kín nhạy cảm là giai đoạn sau sinh, đang mang thai.
CÔNG DỤNG:
– Làm sạch vùng kín hàng ngày, dùng trước khi đi ngủ, hoặc sau khi đi vệ sinh.
– Đồng thời có tác dụng dưỡng ẩm, hỗ trợ điều trị khô âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
– Tạo môi trường vi sinh và pH lý tưởng để bảo vệ vùng kín.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
– Sử dụng cho nữ giới, không có dối tượng chống chỉ định.
– Rất phù hợp cho phụ nữ có thai, phụ nữ mới sinh con.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI:
– Lọ 150 ml. Sử dụng khoảng 30 – 50 lần.
HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG:
– Bảo quản sản phẩm ở điều kiện khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
– Vệ sinh sạch vùng kín bằng nước, xịt bọt ra tay, thoa đều vệ sinh vùng kín, rửa sạch lại nhẹ nhàng bằng nước thông thường.
Sau khi sinh bị viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng khá phổ biến đối với các sản phụ. Thống kê cho thấy có tới 70% sản phụ viêm nhiễm phụ khoa sau khi sinh. Các bệnh về phụ khoa nếu không được điều trị kịp thời ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe sinh sản của các chị em. Cùng Hyalosan tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị viêm nhiễm phụ khoa các mẹ nhé.
Mẹ có thể nhận biết các biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa sau khi sinh thông qua những biểu hiện sau:
– Ra khí hư nhiều: Nếu chị em cảm thấy khí hư ra nhiều, có màu trắng đục, màu xanh nhạt, màu vàng mặc dù đã hết sản dịch từ lâu. Màu sắc khi hư như vậy đều là những biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa.
– Ngứa hoặc có mẩn đỏ, mụn nhỏ mọc li ti ở niêm mạc âm đạo.
– Mùi khó chịu, mùi hôi ở vùng kín.
– Một trong những nguyên nhân phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa sau khi sinh là do trong quá trình sinh con, đặc biệt là sinh thường các sản phụ bị khám âm đạo nhiều lần, đa phần chị em bị rạch tầng sinh môn, vi khuẩn và nấm gây bệnh rất dễ xâm nhập gây nên tình trạng viêm nhiễm.
– Nhiễm khuẩn do dùng băng vệ sinh không đúng cách: Thường thì chị em hay lựa chọn băng vệ sinh trong quá trình ra sản dịch. Lựa chọn băng vệ sinh kém chất lượng, không uy tín dẫn tới đưa vi khuẩn vào cơ thể. Đặc biệt, nhiều chị em lựa chọn dùng tampon quá sớm (6 tuần đầu sau khi sinh) cũng làm tăng nguy cơ gây nên viêm nhiễm phụ khoa.
– Vệ sinh vùng kín không tốt: Sau sinh việc vệ sinh vùng kín là vô cùng quan trọng, việc chị em thụt rửa âm đạo nhiều lần hay không thay băng vệ sinh thường xuyên khi đang còn sản dịch là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập.
– Đôi khi, việc mặc quần lót quá chật hoặc chất liệu bí cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa sau khi sinh ở phụ nữ.
– Quan hệ vợ chồng sớm: Khi âm đạo vẫn chưa phục hồi tốt, chị em đã quan hệ vợ chồng thì rất dễ đưa vi khuẩn vào cơ thể.
Bệnh phụ khoa là từ dùng để chỉ các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản nữ. Bệnh phụ khoa sau khi sinh có rất nhiều. Và nếu như không được điều trị, chúng có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Một số những bệnh phụ khoa thường gặp sau khi sinh như:
– Bệnh viêm âm đạo: Khi thấy vùng kín của chị em có mùi hôi, xuất hiện nhiều khí hư ở quần lót có màu trắng đục hoặc màu vàng mặc dù hết sản dịch rồi là dấu hiệu của viêm âm đạo.
Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ lây lan sang các cơ quan khác như tử cung, buồng trứng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của các mẹ.
– Bệnh viêm tử cung: Biểu hiện nhiễm bệnh phụ khoa viêm tử cung sau khi sinh đó là khi hư ra nhiều ở dạng bọt trắng hoặc đặc dính, cảm thấy đau bụng dưới hoặc xuất huyết âm đạo.
Bệnh phụ khoa này rất nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời vi khuẩn có thể xâm nhập sâu bên trong như buồng trứng gây tắc vòi trứng và ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của các mẹ sau này.
– Bệnh viêm niệu đạo: Biểu hiện của bệnh này là đi tiểu buốt, đau rát, hoặc cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Bệnh này nếu không điều trị kịp thời rất bị tắc ống dẫn trứng, cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe sinh sản của chị em.
– Bệnh viêm tắc ống dẫn trứng và vòi trứng: Nếu thấy cơ thể có những biểu hiện như kinh nguyệt ra bất thường, đau bụng dưới, sốt cao, khí hư ra nhiều. Đây là những biến chứng rất nguy hiểm ở bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau khi sinh. Viêm tắc vòi trứng, viêm ống dẫn trứng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.
Các chị em cần kịp thời đi khám phụ khoa sau khi sinh, khám định kỳ để có những chẩn đoán chính xác và có các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau khi sinh, đừng để bệnh phát triển tới giai đoạn quá muộn rồi mới điều trị.
– Mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống
Không ăn đồ cay nóng, bổ sung rau, củ, quả chứa nhiều vitamin C, các loại ngũ cốc và rau xanh chứa chất chống oxy hóa cao. Hạn chế ăn đồ ngọt, những thực phẩm quá mặn.
– Vệ sinh vùng kín đúng cách
Vệ sinh vùng kín đúng cách hàng ngày nhất là thời gian còn sản dịch. Nên lựa chọn những loại băng vệ sinh uy tín, chất lượng, hạn chế dùng tampon trong 6 tuần đầu sau khi sinh. Tampon nếu không được sử dụng đúng cách rất dễ đưa vi khuẩn vào cơ thể gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa sau khi sinh ở phụ nữ.
– Không nên quan hệ vợ chồng quá sớm
Thông thường thì sau 6 tuần đầu tiên các mẹ có thể quan hệ trở lại, với các mẹ sinh mổ thì lâu hơn. Khi cảm thấy cơ thể khỏe khoắn trở lại có thể quan hệ vợ chồng, quan trọng nhất là phải đúng cách.
– Luyện tập thể thao rèn luyện thân thể
Vận động không chỉ giúp phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa sau khi sinh ở phụ nữ mà còn có tác dụng làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn, hạn chế các biểu hiện không tốt của tâm lý như trầm cảm, khó chịu dưới áp lực của việc sinh và nuôi con nhỏ.
5. Sử dụng dung dịch vệ sinh tốt cho phụ nữ thai kỳ, hậu thai kỳ
Nếu như sinh thường, vùng kín phải chịu nhiều tổn thương, các mẹ cần chờ 4-6 tuần cho hết sản dịch thì mới có thể sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ tốt cho phụ nữ sau sinh hàng ngày. Đối với sinh mổ, bạn có thể dùng luôn dung dịch vệ sinh phụ nữ, khoảng 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ.
Dung dịch vệ sinh phụ nữ có các thành phần hoá học thường không được khuyên dùng do ảnh hưởng đến độ pH tự nhiên của âm đạo. Vì vậy, để bảo vệ cô bé, bạn chỉ nên chọn những sản phẩm có thành phần an toàn từ tự nhiên. Bộ sản phẩm chăm sóc toàn diện vùng kín phụ nữ Hyalosan (châu Âu) sẽ giúp bạn làm sạch vùng kín mỗi ngày mà lại an toàn tuyệt đối.
Đừng để đến khi các dấu hiệu lão hóa bắt đầu xuất hiện, chị em mới tá hỏa tìm cách khắc phục. Hãy chăm sóc toàn diện cho vùng kín của bạn ngay từ bây giờ bằng cách vô cùng đơn giản: Kết hợp tập bài tập Kegel và vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày bằng những loại sản phẩm vệ sinh phụ nữ chuyên dụng và an toàn như Hyalosan (châu Âu).
Hyalosan là bộ sản phẩm công nghệ cao, gồm dạng Thiết bị y tế (medical device) và hóa mỹ phẩm (cosmetics), được nghiên cứu và phát triển bởi hãng dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế số 1 CH Séc, hãng Dr Muller Pharma). Toàn bộ các sản phẩm đều được sản xuất, kiểm soát chất lượng bởi những tiêu chuẩn nghiêm ngặt của châu Âu.
Bộ sản phẩm Hyalosan gồm 5 sản phẩm chăm sóc toàn diện vùng kín, chia thành 2 nhóm chính:
Hyalosan trở thành sự lựa chọn ưu tiên số 1 của chị em phụ nữ bởi không chỉ là sản phẩm làm đẹp, chăm sóc vùng kín toàn diện mà còn tích hợp ngay trong đó công năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý vùng kín với những thành phần ưu việt trong cùng một sản phẩm, đem đến sự hài lòng của người sử dụng ngay từ lần trải nghiệm đầu tiên.
3.1. Cấp nước, dưỡng ẩm chuyên sâu cùng thành phần Acid Hyaluronic
Được mệnh danh là “nữ hoàng siêu giữ nước”, Acid Hyaluronic là một trong những chất ưa nước nhất của tự nhiên, là chất được sử dụng trong mọi mỹ phẩm dưỡng ẩm cho da, cũng như các loại sữa rửa mặt. Khả năng “siêu giữ nước” của Acid Hyaluronic được tạo thành bởi khả năng hút và giữ một lượng nước có trọng lượng gấp 1000 lần nó.
Acid Hyaluronic vốn có sẵn trong cơ thể người, với tổng trọng lượng khoảng 15g. Nhưng theo thời gian, lượng Acid Hyaluronic sẽ giảm dần. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng lão hóa da của cơ thể.
Acid Hyaluronic tốt cho mọi làn da, mọi vùng da, không hề gây kích ứng và có tốc độ thẩm thấu vào da rất cao. Khi sử dụng Hyaluronic trên da, gần như tức thì, da sẽ căng, mọng, và có độ ẩm cao một cách tự nhiên nhất.
3.2. Acid Lactic – “Dũng sĩ” ức chế khuẩn hại
Hệ vi sinh vật tại âm đạo rất phong phú, gồm cả vi khuẩn có lợi và có hại chung sống hòa bình, không gây bệnh, trong đó Lactobacillus sp (chiếm khoảng 50 – 80%) chuyển hóa Glycogen thành Acid Lactic làm cho môi trường âm đạo có tính acid, duy trì độ pH cân bằng (3,8 – 4,5) – gọi là pH sinh lý của âm đạo.
Với sự cân bằng của hệ vi sinh vật thường trú tại âm đạo cùng pH sinh lý của âm đạo sẽ có tác dụng tạo nên cơ chế bảo vệ tự nhiên của hệ sinh dục nữ, có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh tại chỗ cũng như các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài vào.
Môi trường với độ pH 3.8 – 4.5, có chứa Acid Lactic, là môi trường thuận lợi, lý tưởng cho dòng lợi khuẩn Lactobacillus phát triển, đồng thời ức chế các vi sinh vật dạng nấm, khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín (Nấm Candida Albicans, trùng Trichomonas Vagis, vi khuẩn lậu Neisseria Gonorrhea) phát triển.
3.3. Độ pH ổn định, luôn nằm trong ngưỡng quy chuẩn được Hiệp hội y khoa công bố
Độ pH là thang đo về tính kiềm và tính axit của dung dịch. Và độ pH lý tưởng nhất của âm đạo dao động từ 3,8 – 4,5 với tuổi dậy thì và trưởng thành nên âm đạo được coi là khỏe mạnh khi có môi trường axit nhẹ. Đây là điều kiện lý tưởng để kích thích sự phát triển các vi khuẩn có lợi và ức chế, tiêu diệt các vi khuẩn có hại.
Độ pH từ 3,8 – 4,5 là môi trường sống hoàn hảo cho các vi khuẩn tốt, chúng giúp vùng kín của phái nữ luôn sạch sẽ và khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm nấm ngứa. Khi pH âm đạo bị mất cân bằng sẽ khiến các vi khuẩn có hại thường có tại âm đạo phát triển hay virus, nấm men từ bên ngoài xâm nhập vào gây bệnh. Đây chính là nguyên nhân khiến chị em bị viêm nhiễm phụ khoa, vùng kín có mùi hôi. Bởi vậy, việc duy trì độ pH âm đạo (3,8 – 4,5) sẽ tạo điều kiện tốt nhất để có thể chăm sóc và bảo vệ vùng nhạy cảm của phụ nữ.
Bộ sản phẩm Hyalosan đều có độ pH dao động từ 3.8 – 4.5 và được công bố, in rõ trên từng sản phẩm. Rất ít sản phẩm chăm sóc, vệ sinh, tái tạo vùng kín nào đảm bảo đúng độ pH theo quy chuẩn. Chính vì vậy, đây là một điểm cộng lớn giúp khách hàng có thêm niềm tin vào sản phẩm này.
Âm đạo của bạn sẽ bị “tàn phá” ghê gớm trong quá trình sinh nở. Vì thế, nó cần được chăm sóc đặc biệt, theo dõi liên tục để tránh viêm nhiễm không đáng có ở thời kỳ hậu sản.
Khoảng 6 tuần sau sinh, các cơ quan trong cơ thể phụ nữ, nhất là cơ quan sinh dục sẽ dần hồi phục trở về trạng thái bình thường. Nhưng dưới những tác động mạnh mẽ trong quá trình chuyển dạ, “vùng kín” của chị em sẽ có một số thay đổi. Vì thế, trong giai đoạn này, cần phải được chăm sóc đặc biệt, theo dõi liên tục để tránh viêm nhiễm không đáng có ở thời kỳ hậu sản cũng như những căn bệnh liên quan về sau.
Sản dịch kéo dài bao lâu?
Trước khi sinh, tử cung cần được mở rộng để bé yêu dễ dàng chui ra ngoài. Do vậy, sau sinh chính là lúc tử cung hoàn thành “sứ mệnh” và bắt đầu quá trình phục hồi. Tại thời điểm này, niêm mạc tử cung sẽ hoại tử, bị xơ hóa và bong ra lẫn với những cục máu đông nhỏ từ vết thương, nơi nhau bám và chất nhầy tử cung thoát ra ngoài, đó chính là máu sinh hay thường gọi là sản dịch.
Sản dịch có thể kéo dài đến 6 tuần sau sinh. Trong vài ngày đầu tiên, nó sẽ có màu đỏ tươi và nhiều giống như những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Khi đứng lên hoặc khi nằm xuống, bạn có thể cảm nhận dòng máu đang chảy ra. Dù điều này có thể khiến bạn có chút “hoang mang nhẹ” nhưng thực tế, nó là bình thường. Tuy nhiên, nếu máu chảy nhiều đến nỗi, chưa đầy 1h đồng hồ đã ướt đẫm miếng tã sau sinh thì bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
Sản dịch có thể kéo dài đến 6 tuần sau sinh. (Ảnh minh họa)
Sau sinh khoảng 3-4 ngày, lượng máu chảy ra có màu hồng nhạt và sau 8-10 ngày thì máu phải có màu trắng vàng. Nếu lượng máu đã giảm xuống nhưng vẫn có màu đỏ tươi, thậm chí là đỏ sẫm… thì có thể là cách cơ thể nói với bạn rằng, bạn đang có vấn đề. Hãy nghỉ ngơi và thử giãn nhiều hơn để xem tình trạng “báo động” trên có giảm bớt hay không! Nếu không có cải thiện, nhanh chóng tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế là “khôn ngoan”.
Nếu sau 6 tuần, bạn vẫn thấy dấu hiệu ra sản dịch kèm theo máu có mùi hôi, sốt 38-39 độ, bụng dưới căng tức, đau tràn… thì nhiều khả năng bạn đã bị bế sản dịch – hiện tượng sản dịch vẫn còn trong tử cung. Tình trạng bế sản dịch rất nguy hiểm, bởi vậy, bạn cần đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời.
Các cục máu đông có bình thường không?
Nếu bạn thấy có các cục máu đông nhỏ, kích thước bằng đồng xu, màu đỏ đậm và trông giống như thạch… bạn cũng đừng vội lo lắng, bởi đó là bình thường sau sinh. Điều quan trọng là phải theo dõi lưu lượng máu một cách cẩn thận trong 1 giờ tiếp theo. Nếu bạn thấy máu ra nhiều, nhanh mà lại đau bụng, trướng bụng thì đó có thể là dấu hiệu bệnh của tử cung, bạn cần đến bác sĩ thăm khám ngay.
Chăm sóc các mũi khâu tầng sinh môn như thế nào?
Không phải tất cả phụ nữ đều phải rạch và khâu tầng sinh môn khi sinh. Nhưng nếu bạn nằm trong danh sách những phụ nữ bị “động chạm” dao kéo thì bạn cần giữ vết khâu sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng. Hãy đổ nước ấm vào một chai sạch và dùng để vệ sinh “vùng kín” sau khi đi tiêu hoặc đi tiểu, rồi dùng khăn bông mềm lau nhẹ cho khô vết thương. Hoặc bạn cũng có thể vừa tiểu tiện vừa xối nước bằng vòi hoa sen để tránh nước tiểu làm bẩn vết khâu.
Sau sinh mẹ nên chăm sóc vùng kín cẩn thận để tránh nhiễm trùng. (Ảnh minh họa)
Khi vết thương chưa lành, việc đi tiểu có thể là một “cực hình” với bạn, nhưng đừng vì thế mà cố gắng nhịn tiểu, bởi việc này có thể khiến bạn bị bí tiểu và gặp các vấn đề liên quan đến thận. Uống nhiều nước giúp nước tiểu của bạn loãng hơn, đi tiểu sẽ đỡ rát hơn.
Làm thế nào để biết mình bị nhiễm trùng?
Các mũi khâu, tử cung và bàng quang… là dễ bị nhiễm trùng nhất. Vì thế, bạn cần biết:
Các mũi khâu: Dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng là tăng đau ở các mũi khâu, dù bạn vẫn đang dùng cùng một lượng thuốc giảm đau. Da đỏ lên quanh các mũi khâu hoặc xuất hiện các chất dịch màu vàng hay xanh lá cũng là dấu hiệu mà bạn cần đặc biệt quan tâm.
Tử cung: Máu sinh (sản dịch) có mùi hôi, nặng mùi có thể là “báo động đỏ” của nhiễm trùng tử cung. Hoặc, bạn bị ra máu nhiều bất thường (cần phải thay băng sau mỗi giờ hoặc bị ra những cục máu to hơn quả bóng golf thì đó là một dấu hiệu của băng huyết cần được sự can thiệp y tế ngay.
Bàng quang: Các triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang, bao gồm: rát khi đi tiểu; phải đi tiểu thường xuyên và cảm giác không nín nhịn được, có máu hoặc có mùi hôi trong nước tiểu; đau trằn bụng dưới; đau lương ở hai bên hoặc đau ở giữa lưng; tè dầm vào ban ngày như trẻ em…
Nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng nào như đã đề cập, hãy lưu tâm vì rất có thể bàng quang của bạn đang kêu cứu.
Các mẹ nên đợi ít nhất 6 tuần mới khởi động lại “chuyện ấy”. (Ảnh minh họa)
Khi nào được “yêu” trở lại?
Đây không phải là mối bận tâm của nhiều phụ nữ nhưng lại là câu hỏi đầu tiên trong danh sách thắc mắc của đàn ông. Khuyến cáo chung là: chờ ít nhất 6 tuần sau sinh, các cặp đôi mới nên “yêu” trở lại. Có một vài lý do như sau:
Đầu tiên là tăng nguy cơ nhiễm trùng: Tử cung của bạn cần phải được chữa lành tại nơi có nhau thai. Khu vực này dễ bị nhiễm trùng nếu vi khuẩn lọt vào trong quá trình giao hợp.
Thứ hai, có thể mất 6 tuần để các mũi khâu hoàn toàn lành và giảm tối đa nguy cơ viêm nhiễm.
Còn “ngày dài tháng rộng”, hãy kiên nhẫn đợi chờ đến khi bạn cảm thấy thoải mái nhất về tâm sinh lý để có cuộc “tái hợp” nhé!
Làm đẹp sau sinh là nhu cầu thiết yếu, các mẹ nên làm. Để làm đẹp an toàn, không có hại tới sức khỏe, không gây mất sữa các mẹ có thể áp dụng các cách làm đẹp bằng nguyên liệu từ tự nhiên, không có tác dụng phụ.
Khi có bầu và sinh em bé, cơ thể mẹ sẽ tăng cân mất kiểm soát, nội tiết tố trong cơ thể cũng thay đổi nhiều dẫn đến tình trạng thừa cân, không giảm được cân sau sinh, da nhiều vết thâm, nám sạm, khô… Gây mất thẩm mỹ, mẹ không tự tin về vẻ bề ngoài của mình.
Các mẹ có thể áp dụng các cách làm đẹp tự nhiên, đơn giản bằng các loại thảo mộc lành tính, an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé đặc biệt là tuyến sữa sau đây:
Xông hơi chăm sóc da toàn thân
– Giúp các lỗ chân lông thoáng hơn, loại bỏ bã nhờn, giúp các mạch máu dưới da được giãn nở, tăng cường độ ẩm cho da và hệ tuần hoàn.
– Hơi nóng của nước sẽ kích thích tuyến mồ hôi, đào thải, đẩy các chất độc trong cơ thể sản phụ ra ngoài.
– Giúp mẹ bầu giảm căng thẳng mệt mỏi, tránh tình trạng trầm cảm sau sinh.
Để có kết quả tốt nhất, mẹ nên xông hơi 2 lần/tuần sau sinh bé 2 tháng.
Nguyên liệu
Chăn ấm, nồi nước, các loại thảo dược như: Chanh, sả, bạc hà, tía tô, kinh giới, quế, lá bưởi, lá trầu không…
Lưu ý: Lá trầu không bạn nên xông riêng, không kết hợp các thảo dược khác. Còn các loại lá khác có thể kết hợp với nhau.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu muốn xông và cho vào nồi nước đun sôi trong vòng 5 phút.
Bước 2: Mẹ rửa sạch mặt chuẩn bị xông.
Xông hơi là phương pháp làm đẹp sau sinh dễ làm, giúp mẹ cải thiện làn da
Bước 3: Đặt nồi nước lá thảo dược đã đun sôi vào phòng kín, ngồi bên cạnh và trùm kín chăn lên cả người và nồi nước bắt đầu quá trình xông hơi.
Xông trong vòng từ 10 – 15 phút, đến khi nước đã nguội, người ra mồ hôi thì dừng lại.
Lưu ý:
– Ban đầu chỉ mở hé vung, lúc nước nguội dần mới mở hết vung ra.
– Không xông hơi khi nước quá nóng sẽ gây tình trạng bỏng hơi, không áp mặt sát vào nồi nước.
Bước 4: Kết thúc xông hơi, bỏ chăn ra và dùng khăn sạch lau khô người, thay bộ đồ mới.
Lưu ý: Không tắm ngay sau đó, chỉ dùng khăn lau mồ hôi và để các dưỡng chất có trong nước xông ngấm vào da.
Đắp mặt nạ chăm sóc da mặt sau sinh
Phương pháp làm đẹp sau sinh bằng cách đắp mặt nạ rất phổ biến, đơn giản, nguyên liệu dễ làm giúp tái tạo, phục hồi da nhanh.
Đắp mặt nạ nghệ và mật ong
Nghệ được biết đến là thảo dược với nhiều công dụng tuyệt vời, nhất là trong việc làm đẹp. Mẹ sau sinh sử dụng nghệ để làm đẹp sẽ có những tác dụng như:
– Xóa mờ sẹo, tàn nhang, vết thâm, rạn da
– Giảm nếp nhăn
– Trị mụn
– Làm trắng da, tái tạo và phục hồi da
– Chống lão hóa, dưỡng ẩm hiệu quả
– Ngăn ngừa nhiễm trùng ở da
– Chữa lành, phục hồi vết thương do nặn mụn gây lên
Nguyên liệu:
1 củ nghệ tươi hoặc 1 thìa cafe bột tinh bột nghệ, 1 thìa cafe mật ong, 2 thìa sữa chua không đường.
Bước 1: Giã nhỏ, mịn củ nghệ tươi, trộn đều hỗn hợp mật ong, sữa chua, nghệ với nhau.
Bước 2: Rửa sạch mặt
Bước 3: Thoa đều hỗn hợp đã trộn lên mặt, massage mặt nhẹ nhàng và để yên trong vòng 20 – 25 phút.
Mặt nạ nghệ giúp da mẹ mịn màng, xóa thâm nám
Bước 4: Rửa mặt bằng nước ấm, rửa sạch và massage lại mặt.
Ngoài ra các mẹ bầu có thể làm đẹp sau sinh bằng nghệ tươi kết hợp lòng đỏ trứng gà, sữa tươi không đường. Không cần phải kết hợp nghệ với riêng mật ong.
Lưu ý: Các mẹ nên đắp mặt vào buổi tối, không nên đắp quá 3 lần/tuần và phải rửa sạch mặt với nước ấm sau khi đắp xong
Đắp mặt nạ với cám gạo
Nguyên liệu:
1 thìa cafe cám gạo, 2 thìa sữa chua không đường, ⅓ quả chanh
Cách làm mặt nạ
Bước 1: Rửa mặt sạch
Bước 2: Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị với nhau
Bước 3: Thoa đều hỗn hợp lên mặt và massage nhẹ nhàng, để tầm 20 -25 phút cho các dưỡng chất ngấm vào da.
Bước 4: Rửa mặt bằng nước ấm
Nguyên liệu làm mặt nạ cám gạo (Ảnh minh họa)
Tác dụng của cách làm đẹp sau sinh bằng cám gạo
– Giúp da trắng hồng, mịn
– Thu nhỏ lỗ chân lông
– Giảm lượng chất nhờn tiết ra gây mụn ở mặt
– Ngừa nám, trị tàn nhang
– Cải thiện làn da sau sinh
– Chống lão hóa
Ngoài ra các mẹ có thể đắp mặt nạ đậu đỏ, yến mạch, bột trà xanh, bột rau diếp cá… Các loại bột này đều có thể kết hợp với sữa chua không đường và có thể pha theo tỷ lệ 1 : 1. Nó đều có tác dụng làm đẹp da, giúp da trắng hồng, mịn và tươi tắn, giảm mụn, nám, tàn nhang sau sinh.
Chăm sóc vòng 2 thon gọn, mờ rạn sau sinh
Vòng 2 chảy xệ, chằng chịt vết rạn là nỗi ám ảnh, khủng hoảng của nhiều mẹ sau sinh. Việc có em bé, vòng 2 sẽ phát triển, cơ và da bụng sẽ dãn ra dẫn đến hiện tượng rạn da, bụng chảy xệ gây mất thẩm mỹ. Mẹ bầu có thể áp dụng các cách làm đẹp sau sinh giúp vòng 2 đẹp, săn chắc, dáng chuẩn hơn.
Trị rạn da bụng bằng dầu dừa và nha đam
Nguyên liệu:
4 lá nha tam tươi, mọng nước và 500ml dầu dừa.
Cách làm dầu dừa nha đam
Bước 1: Lột sạch vỏ nha đam lấy phần nhân, cắt thành từng miếng nhỏ.
Bước 2: Cho dầu dừa vào chảo đun tới khi dầu dừa nóng già. Tiếp tục đổ nha đam đã sơ chế vào chảo, để lửa nhỏ đun cho tới khi nha đam quát lại như nấu tóp mỡ thì tắt bếp.
Bước 3: Chắt lấy phần dầu ra bát rồi bỏ bã nha đam đi.
Bước 4: Đợi dầu nguội đổ vào chai thủy tinh.
Bước 5: Thoa đều dầu nha đam và dầu dừa đã làm lên vùng bụng, massage nhẹ nhàng.
Lưu ý: Nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ, chỉ thoa 1 lớp mỏng và không để quần áo dính vào dầu dừa, nha đam.
Mẹ có thể dùng dầu dừa nha đam trị rạn da (Ảnh minh họa)
Tác dụng của cách làm đẹp sau sinh này:
– Xóa mờ vết rạn da nhanh
– Giúp da bụng mịn, trắng
– Dưỡng ẩm cao, giúp da đàn hồi hơn
– Giảm ngứa, khó chịu do rạn da
– Làm lành da nhanh chóng
Cách làm vòng 2 thon gọn bằng ủ muối với rượu gừng
Nguyên liệu:
100g muối hạt, 50g ngải cứu, 3 thìa rượu gừng đã ngâm, túi vải khô.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch ngải cứu để ráo nước
Bước 2: Rang muối hạt gần được thì cho ngải cứu vào rang cùng. Khi 2 nguyên liệu này gần chín đổ rượu gừng đã chuẩn bị vào rang tiếp. Đảo đều hỗn hợp này trong vòng 2 – 3 phút.
Bước 3: Đổ hỗn hợp đã rang vào túi vải khô.
Bước 4: Nằm ngửa ủ, đặt túi vải có hỗn hợp trên lên bụng và phần lưng chườm nóng, đều lồng quanh vùng bụng.
Thực hiện cách làm này ngày 1 lần trước khi đi ngủ và làm liên tục trong 1 tháng.
Lưu ý: Với các mẹ sinh mổ thì nên thực hiện phương pháp này sau 20 ngày sinh bé.
Tác dụng của cách chườm, ủ nóng:
– Giảm, làm tan mỡ bụng hiệu quả
– Giúp mẹ có vòng 2 thon gọn, da bụng săn chắc
– Hạn chế tình trạng bị chảy bụng, xệ bụng sau sinh
Ngoài ra để đánh tan mỡ bụng, có vòng 2 săn chắc, eo thon mẹ bầu có thể làm đẹp sau sinh tại nhà bằng cách sử dụng gen nịt bụng, tập thể dục với các động tác chú trọng vào vòng 2, hạn chế ngồi nhiều nằm một chỗ và điều chỉnh chế độ ăn khoa học.
Ủ rượu gừng với muối, ngải cứu để giảm mỡ bụng (Ảnh minh họa)
Làm đẹp vùng kín với lá trầu không
Nguyên liệu
5, 6 lá trầu không tươi, 1 quả chanh, 10g muối tinh, nồi nấu.
Cách làm đẹp
Bước 1: Rửa sạch lá trầu không rồi vò nát .
Bước 2: Cho lá trầu không đã vò nát vào nồi, đổ thêm 2 lít nước, bỏ thêm muối vào đun trong vòng 30 phút với lửa nhỏ.
Bước 3: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
Bước 4: Vắt chanh vào nồi nước trầu không đã đun rồi bắt đầu xông hoặc rửa vùng kín.
Tác dụng:
– Làm giảm các bệnh viêm nhiễm, nấm ngứa vùng kín sau sinh
– Nhanh hồi phục các tổn thương, vết thương do quá trình sinh đẻ để lại.
– Làm sạch và se khít vùng kín hiệu quả.
Nguyên tắc làm đẹp sau sinh mẹ bầu cần biết
Ngoài việc áp dụng các bí quyết làm đẹp, các mẹ cũng cần phải tuân thủ nguyên tắc ăn uống sinh hoạt dành riêng cho mẹ sau sinh để lấy lại vóc dáng nhanh nhất, có làn da mịn màng và không ảnh hưởng tới tuyến sữa. Vì vậy, mẹ cần thực hiện các nguyên tắc sau:
– Không nhịn ăn, ăn kiêng các thực phẩm để giảm cân nhanh chóng.
– Không cai sữa quá sớm, cho con bú hoàn toàn bằng sữa ngoài.
– Không sử dụng các loại thuốc giảm cân, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.
– Tránh ngồi một chỗ, ngủ quá nhiều.
– Khi sinh bé được 3 tháng mẹ nên tích cực đi tập thể dục, đi bơi, tập gym để lấy lại vóc dáng.
– Chỉ làm đẹp bằng các thảo mộc tự nhiên, không gây mất sữa có hại tới thai nhi.
– Không thức đêm, làm việc quá sức khi mới sinh em bé.
– Không uống các loại nước có ga, nhiều đường.
Trên đây là các cách làm đẹp sau sinh tại nhà đơn giản, dễ làm nhất chị em có thể áp dụng và thực hiện để lấy lại vóc dáng, cải thiện làn da của mình. Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo kinh nghiệm làm đẹp của các bà mẹ bỉm sữa khác, nhưng tuyệt đối không được sử dụng thuốc giảm cân và mỹ phẩm khi mới sinh em bé và đang cho con bú.
Sau khi sinh mổ, đa số phụ nữ đều rơi vào tình trạng mỡ tích tụ nhiều ở vòng 2 khiến vóc dáng mất cân đối. Vì vậy rất nhiều phương pháp giảm cân sau sinh mổ được chị em tìm kiếm nhưng đâu mới là biện pháp an toàn, hiệu quả?
So với phụ nữ sinh thường, các trường hợp sinh mổ không chỉ yếu hơn về sức khỏe, mà thời gian chăm sóc sau khi sinh cũng lâu hơn. Chính vì thế, trong khi các chị em sinh thường chỉ mất từ 2 tháng để có thể phục hồi cơ thể và bắt đầu các chế độ giảm cân nhẹ nhàng, thì các mẹ sinh mổ phải mất từ 4 tháng, hoặc 6 tháng với người cơ địa yếu để có thể phục hồi cơ thể và cho vết mổ lành hoàn toàn. Tuy nhiên, kể cả sau khi cơ thể đã hồi phục, chị em muốn giảm cân cũng không nên lựa chọn những bài tập quá nặng hoặc chế độ ăn uống quá gắt gao. Để giảm cân sau sinh mổ, mọi người nên chú ý kết hợp cả chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lí kèm với những bài tập chức năng nhẹ nhàng.
1. Thói quen sinh hoạt
Uống nhiều nước: Uống nước không chỉ để cung cấp đủ nước cho cơ thể mà còn giúp thanh lọc cơ thể, làm các mẹ cảm thấy no, giảm bớt các cơn đói và thèm ăn.
Ngủ đủ giấc: Việc chăm con vất vả khiến các mẹ dường như lúc nào cũng trong cơn buồn ngủ và thèm ngủ. Không ít người để giảm cơn buồn ngủ đã tìm tới các loại đồ ăn vặt – một tác nhân không nhỏ khiến chúng ta tăng cân. Thay vì ăn uống để làm giảm cơn buồn ngủ, các mẹ hãy cố tranh thủ những giấc ngủ dài của con để ngủ bù, vừa có lợi cho sức khỏe, vừa không khiến chúng ta tăng cân.
Vòng 2 chảy sệ tích tụ nhiều mỡ khiến các mẹ sau sinh mổ phiền lòng
Nuôi con bằng sữa mẹ: Rất nhiều mẹ tỏ ra nghi ngờ phương pháp này vì dường như chẳng thấy có hiệu quả và cũng không thể giảm được nhiều cân. Trên thực tế, các chuyên gia cho biết người mẹ sẽ tiêu tốn 800 kalo trong một giờ cho con bú, và các mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu để đảm bảo sức khỏe cho con. Tất nhiên, phương pháp này không khiến các mẹ giảm cân rõ rệt, nhưng chúng giúp chúng ta tiêu thụ bớt lượng kalo nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Tập thể dục nhẹ nhàng: Chưa thể trở lại phòng tập với những bài tập cường độ cao nhưng việc đi dạo hay những bài tập nhẹ nhàng để giảm cân thì chị em có thể luyện tập hằng ngày.
Massage cơ thể: Massage vùng bụng hằng ngày để đánh tan mỡ thừa cũng là một ý kiến không tồi nếu chị em muốn nhanh chóng lấy lại vòng 2 thon gọn.
2. Chế độ dinh dưỡng sau sinh
Để có sức khỏe chăm con, có sữa cho con bú và để đảm bảo sức khỏe của mẹ, chế độ dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng. Nhưng điều đó không có nghĩa là cầng nạp nhiều thực phẩm dinh dưỡng càng tốt, đặc biệt với những người đang muốn giảm cân sau sinh mổ.
Trà gừng có tác dụng giảm cân an toàn cho mẹ sau sinh.
Không sử dụng nhiều đồ ăn có dầu mỡ: Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ là mối nguy cho sức khỏe của tất cả mọi người, chứ không riêng gì với bà bầu hay những người mới sinh em bé. Chị em nên hạn chế các loại đồ ăn nhanh nghèo dinh dưỡng, các loại đồ ăn chứa nhiều chất béo có hại và thay bằng các món luộc, hấp.
Hạn chế tinh bột: Nếu có ý định giảm cân, thì điều kiện tiên quyết là đồ ăn nạp vào chứa càng ít tinh bột càng tốt. Với chị em mới sinh, việc loại bỏ hoàn toàn tinh bột khỏi bữa ăn là điều không thể, nhưng chị em cũng nên tự biết tiết chế bản thân, giảm dần lượng tinh bột và thay bằng các loại đồ ăn như thịt nạc, cá, rau xanh và trái cây.
Dinh dưỡng cân đối: Các bữa ăn nên được chia nhỏ và mỗi bữa bao gồm lượng chất dinh dưỡng vừa đủ. Những bữa ăn quá dư thừa chất béo, đạm, tinh bột không những khiến cơ thể thừa chất mà còn gây ra một số vấn đề khác trong quá trình nuôi con.
Sử dụng các loại trà thiên nhiên để giảm cân: Trà xanh, trà gừng nóng là những loại trà rất tốt cho sức khỏe, thải độc và góp phần giúp các chị em giảm cân hiệu quả.
3. Các bài tập nhẹ giúp giảm cân sau sinh mổ
Như đã nói phía trên, việc vận động nhẹ nhàng là hợp lí nhất để giảm cân một cách lành mạnh với phụ nữ sau khi sinh. Chị em có thể tham khảo một số bài tập nhẹ nhàng dưới đây:
Tập hít thở sâu: Nằm ngửa, chân hơi co, hít thật sâu, điều khiển hơi xuống vùng bụng rồi thở ra nhẹ nhàng. Nên thực hiện mỗi lượt 3-4 lần và 4-5 lượt/ ngày.
Hít thở sâu đúng cách cũng có tác dụng giảm cân hiệu quả
Tập hóp bụng: Nằm ngửa, thẳng chân, dùng lực cơ thể làm co cơ bụng 2-3 giây rồi thả lỏng, tiếp tục với cơ âm đạo. Thực hiện động tác 5 lần/ lượt chia làm 2-3 lượt / ngày để có vòng 2 thon gọn.
Tập lưng: Ngồi thẳng lưng, chân duỗi thẳng, từ từ co 2 đầu gối lại đồng thời xoay người sang một bên. Đổi bên liên tục để tác động đều sang 2 bên hông và cải thiện sức khỏe.
Những loại hoa quả quen thuộc này chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của em bé trong bụng.
Canxi là một trong những khoáng chất cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Canxi cần thiết cho quá trình hình thành hệ xương, răng khỏe mạnh, cũng như các cơ quan khác trong cơ thể bé. Ngoài ra, bổ sung đủ canxi cũng giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, thích nghi với những thay đổi khi mang thai. Tuy nhiên, khác với suy nghĩ của nhiều người rằng muốn bổ sung canxi thì phải uống sữa bầu. Mẹ hoàn toàn có thể lấy canxi từ những loại hoa quả sau.
1. Chuối
Chuối rất giàu chất xơ, giúp mẹ bầu “đối phó” với các vấn đề về tiêu hóa trong thai kỳ. Chuối còn dồi dào hàm lượng vitamin C, vitamin B6, axit folic, và các khoáng chất như: sắt, magie, kali, canxi, kẽm… omega-3, omega-6. Mẹ bầu ăn chuối giúp thai nhi cao lớn, có hệ xương chắc khỏe và thông minh vượt trội.
Chuối là một trong những loại hoa quả rất tốt cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)
2. Sung
Sung giàu các vitamin A, E, C, K và các khoáng chất như: đồng, sắt, kẽm, kali, mangan, canxi. Thậm chí hàm lượng canxi trong sung còn được đánh giá là cao hơn hầu hết các loại sữa bầu hiện tại. Vì vậy mẹ còn chờ gì mà không ăn ngay loại trái cây rẻ như cho mà lại cực bổ dưỡng này.
3. Chà là khô
Các mẹ mang thai nên ăn chà là vào những tháng cuối của thai kỳ, vì loại trái cây này hỗ trợ rất nhiều canxi. Nếu mỗi ngày mẹ ăn 3 trái chà là, thai nhi sẽ được cung cấp khoảng 80 mg canxi. Loại quả khô ngọt ngào này cũng là một món ăn vặt dễ ăn mà lại không hề gây hại cho mẹ bầu.
Nếu đang băn khoăn chọn đồ ăn vặt trong thai kỳ, mẹ có thể chọn chà là khô. (Ảnh minh họa)
4. Dâu tây
Dâu tây là quả mọng nước, nước chiếm đến hơn 90%. Dâu tây cũng giàu chất xơ, vitamin C, vitamin A, vitamin E và K. Dâu tây cũng giàu cac bitamin nhóm B, axit folic, các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như: sắt, kẽm, kali… Đặc biệt, trong 100mg dâu tây có tới 16mg canxi.
5. Trái cây họ cam, quýt
Cam, quýt là một trong những loại trái cây giàu canxi mà mẹ có thể bổ sung cả trong khi mang thai và sau khi sinh nở. Không chỉ cung cấp hàm lượng lớn canxi, loại trái cây này còn giúp cơ thể khỏe khoắn hơn và tăng sức đề kháng.
Cam, quýt vừa giàu canxi vừa giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng. (Ảnh minh họa)
6. Kiwi
Quả kiwi giàu nước, dồi dào các vitamin A, C, E, các vitamin nhóm B, axit folic. Kiwi còn chứa các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: mangan, kẽm, sắt, đồng, kali, magie, đặc biệt là kiwi rất giàu canxi, trong 100gam kiwi chứa tới 34mg canxi. Mẹ bầu nên bổ sung canxi hàng ngày bằng việc nhấm nháp một chút kiwi, vừa tốt cho hệ tiêu hóa, lại tăng cường miễn dịch, chống táo bón, còn cung cấp canxi cho hệ xương và răng thai nhi chắc khỏe.
7. Lê
Quả lê nhiều nước, giàu chất xơ, lê cũng dồi dào các vitamin A, C, E, K, các vitamin nhóm B, folate, choline và các khoáng chất: canxi, sắt, kẽm, đồng, kali…
Lê là loại hoa quả giàu vitamin và khoáng chất tốt cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)
8. Ổi
Ổi là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin C, E, chất xơ và các khoáng chất như kali, canxi cực dồi dào. Mẹ bầu ăn ổi hoặc uống nước ép ổi trong thai kỳ sẽ giúp bổ sung vitamin C chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, ổi giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa, canxi trong ổi còn giúp hệ xương và răng thai nhi chắc khỏe, tránh các bệnh về xương như còi cọc, thấp lùn.
Mẹ có biết rằng khi mang thai, lối sống, chế độ ăn uống và ngay cả tư thế ngủ của bà bầu cũng có thể ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
9 tháng 10 ngày “vác ba lô ngược” khiến hầu hết chị em đều gặp khó khăn với tư thế nằm để có được một giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, dù có khó chịu đến mấy, mẹ cũng cần tránh những tư thế nằm dưới đây để không gây hại cho em bé đang phát triển trong bụng.
Mẹ bầu cần lưu ý đến tư thế nằm ngủ. (ảnh minh họa)
Nằm sấp
Đây là tư thế nằm mẹ bầu cần tránh trong thai kỳ bởi nó không chỉ khiến mẹ khó chịu mà còn gây tổn thương không ít cho thai nhi.
Khi nằm sấp, các các tĩnh mạch bị nén, gây cản trở lượng máu trở về tim. Điều này sẽ khiến mẹ bầu dễ rơi vào tình trạng khó chịu, buồn nôn, thậm chí tụt huyết áp. Huyết áp giảm làm cho lượng máu đến tử cung và máu lưu thông đến thai nhi cũng giảm theo.
Nằm ngửa
Vào những tuần đầu thai kỳ, bụng bầu chưa lớn, thai nhi còn nhỏ nên mẹ có thể nằm ngửa. Tuy nhiên, bắt đầu từ tuần thai thứ 6, mẹ không nên nằm tư thế này bởi trọng lượng của thai nhi sẽ đè lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu lớn. nằm ngửa còn khiến mẹ đối mặt với nguy cơ mắc trĩ và đau nhức các khớp, làm tình trạng phù nề thêm trầm trọng.
Nằm sấp hoặc nằm ngửa đều không có lợi cho thai nhi trong bụng.
Nguy hiểm hơn, nằm ngửa đồng nghĩa với việc giảm lượng máu và oxy cung cấp cho thai nhi, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và sự phát triển của bé.
Nằm gục trên bàn
Đây là trường hợp thường gặp nhất ở các mẹ bầu công sở. Khi làm việc mệt mỏi và tranh thủ trong giờ nghỉ trưa nên nhiều chị em có thói quen nằm gục xuống bàn để chợp mắt một chút. Tuy nhiên ít người biết rằng, tư thế ngủ này sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi trong bụng.
Khi mẹ nằm gục mặt xuống bàn khiến vùng bụng bị chèn ép, đồng thời lưng cong khiến hoạt động của phổi bị ảnh hưởng. Từ đó, làm cho cơ thể thiếu oxy và cơ chế thải carbon dioxide cũng bị cản trở gây áp lực cho em bé trong bụng, dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu oxy.
Nằm nghiêng bên phải
Vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi có xu hướng quay sang bên phải. Nếu mẹ bầu cũng nằm nghiêng sang phải sẽ làm cho tử cung nghiêng sang phải nhiều hơn, gây xoắn vặn mạch máu trong tử cung, đồng thời gây chèn ép các mạch máu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Do đó, nếu mẹ nằm nghiêng sang trái sẽ giúp cải thiện tình hình và giúp máu lưu thông dễ dàng, thai nhi cũng không bị thiếu oxy.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/4-tu-the-nam-cua-me-bau-de-gay-hai-thai-nhi-thuong-co…
Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu có lẽ là nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tránh ăn một số loại thực phẩm gây hại sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Ba tháng đầu khi mới mang thai là khoảng thời gian đặc biệt quan trọng đối với mỗi người phụ nữ. Vì thế, mẹ bầu rất cần phải có một chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bà bầu cũng nên tránh sử dụng các loại thực phẩm dưới đây:
1. Những loại thịt bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu
Thịt chưa được nấu chín
Phụ nữ mang thai nên tránh ăn các loại thịt sống hoặc thịt tái. Trong chúng có thể chứa toxoplasma cũng như các loại vi khuẩn khác ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu chỉ nên ăn các loại thịt đã được nấu chín.
Thịt nguội, xúc xích
Các loại thực phẩm này đều được làm từ nguyên liệu tươi sống. Vì thế chúng rất có thể chứa các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Nếu muốn ăn, mẹ bầu nên làm chín thịt nguội và xúc xích và phải ăn ngay sau khi nấu xong.
Một số loại thịt mà mẹ bầu không nên ăn trong thai kỳ. (Ảnh minh họa)
2. Những loại cá bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu
Một vài loại cá được xếp vào nhóm mẹ bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu vì có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Khi đi vào cơ thể, thủy ngân sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển và hệ thần kinh của em bé. Một số loại cá mà phụ nữ mang thai nên tránh là:
– Cá kiếm
– Cá kình
– Cá ngừ
– Cá thu
3. Những loại rau bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu
Không ăn rau sam
Loại rau này tính hàn, có thể làm tử cung co bóp quá đà dẫn đến tăng nguy cơ sảy thai. Vì thế bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau sam, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Rau sam có thể gây co bóp tử cung quá đà, tăng nguy cơ sảy thai
Không ăn rau răm
Các chất có trong rau răm có thể gây ra hiện tượng mất máu ở bà bầu, tăng co bóp tử cung. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều loại rau này sẽ có thể bị sảy thai hoặc xảy ra bất thường trong sự phát triển của thai nhi.
Không ăn rau ngót
Mặc dù rau ngót có chứa nhiều loại vitamin rất tốt cho sức khỏe nhưng đây cũng là loại rau mà bà bầu không nên ăn. Chất papaverin ở trong rau ngót là một chất độc được tìm thấy nhiều trong cây thuốc phiện. Khi mẹ bầu ăn nhiều rau ngót sẽ làm cho sự co thắt của cơ tử cung nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
Không ăn ngải cứu
Đây là loại rau có thể xem như một vị thuốc có tác dụng an thai, điều hòa khí huyết cho bà bầu. Tuy nhiên, việc lạm dụng ngải cứu cũng có thể làm tăng khả năng bị sảy thai.
Không ăn chùm ngây
Trong rau chùm ngây có một loại hormone là alpha-sitosterol. Loại này cực độc đối với bà bầu. Mẹ bầu không nên ăn loại rau này trong 3 tháng đầu của thai kỳ để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Các loại rau mầm sống
Mẹ bầu không nên ăn sống bất kỳ loại rau mầm nào khi chưa được nấu chín, kể cả giá đỗ. Nguyên nhân là vì vi khuẩn có thể vẫn còn ở trong hạt giống khi cây mầm lớn lên mà nước không thể rửa sạch hết. Nếu muốn ăn rau mầm, bà bầu nên nấu chín để tiêu diệt các loại vi khuẩn.
Măng tươi
Mặc dù đây là loại thực phẩm có thể chế biến ra nhiều món ăn rất ngon và hấp dẫn nhưng lại không thích hợp đối với mẹ bầu. Hàm lượng cao của chất Cyanide có trong măng khi vào cơ thể mẹ sẽ hình thành chất độc HCN, có hại cho em bé.
Việc mẹ bầu ăn măng tươi có thể gây hại cho thai nhi. (Ảnh minh họa)
4. Những loại ngũ cốc bà bầu không nên ăn
Đa phần các loại ngũ cốc đều đem lại tác dụng tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại khuyên bà bầu không nên sử dụng đậu nành trong thai kỳ. Loại đậu này có thể là nguyên nhân gây ra một số dấu hiệu bất thường ở bộ phận sinh sản của các bé trai. Phụ nữ sau khi sinh có thể dùng đậu nành để lấy lại vóc dáng thon gọn, rất tốt cho cơ thể.
5. Bầu 3 tháng đầu không nên ăn quả gì
Đu đủ xanh
Chất latex trong đu đủ xanh sẽ làm co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra, đu đủ xanh có các enzym có tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Chất latex trong đu đủ xanh tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi. (Ảnh minh họa)
Quả nhãn
Theo Đông Y, mẹ bầu không nên ăn nhãn. Việc ăn nhãn nhiều sẽ làm cho triệu chứng ợ nóng và táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, đối với những bà bầu nào có cơ địa nhạy cảm hoặc xuất hiện triệu chứng dọa sảy thai thì tuyệt đối không nên ăn nhãn trong suốt thai kỳ.
Quả dứa (thơm)
Trong dứa có chất Bromelain sẽ làm mềm và kích thích co bóp tử cung. Chất này sẽ nhiều hơn ở quả dứa còn xanh. Vì vậy, nếu mẹ bầu ăn dứa có thể gây sảy thai.
6. Bà bầu không nên uống nước gì?
Sữa tươi chưa tiệt trùng
Trong sữa tươi có thể chứa vi khuẩn và các mầm bệnh có hại. Điều này sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Đồ uống có cồn
Các thức uống có cồn như rượu, bia gây ra nhiều tác hại xấu tới thai nhi như: dị dạng hình thái, bé gặp vấn đề về ngôn ngữ, chậm phát triển…Chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây hại cho thai kỳ của mẹ bầu. Vì thế, phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn.
Phụ nữ mang thai tuyệt đối không uống rượu, bia. (Ảnh minh họa)
Thức uống có ga
Lạm dụng nước uống có ga trong thai kỳ có thể gây tổn thương não bộ của thai nhi. Em bé khi sinh ra có nguy cơ mắc hội chứng Down. Vậy nên đây cũng là loại đồ uống mà mẹ bầu cần tránh.
Cà phê
Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất caffeine ở trong cà phê có khả năng đi qua nhau thai để gây ảnh hưởng tới thai nhi, nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên. Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên uống khoảng 200mg cà phê mỗi ngày.
Chất caffeine trong cà phê có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. (Ảnh minh họa)
Trà thảo mộc
Mẹ bầu cũng cần tránh uống trà thảo mộc, trừ khi được bác sĩ đồng ý. Không thể biết được các loại thảo mộc sẽ có tác động như thế nào đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, để tốt nhất, phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng loại thức uống này.
7. Một số thực phẩm ăn cùng gây hại
Trong thai kỳ, mẹ bầu rất cần phải chú ý tới chế độ ăn uống của mình. Mẹ cần phải chú ý rằng có nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng khi kết hợp cùng nhau lại tạo nên các chất có hại cho cơ thể. Những loại thực phẩm bà bầu không nên ăn cùng với nhau là:
Thịt ngỗng và quả lê
Sau thì ăn thịt ngỗng thì mẹ bầu không nên dùng lê làm trái cây tráng miệng. Hai loại thực phẩm này khi kết hợp với nhau có thể khiến mẹ bầu bị sốt.
Cải bó xôi và đậu phụ
Trong đậu phụ có chứa chất magie clorua và canxi sunphat. Hai chất này sẽ phản ứng với axit oxalic để tạo thành magie oxalate và canxi oxalate. Điều này sẽ gây cản trở đối với việc hấp thụ canxi của cơ thể, về lâu về dài có thể gây sỏi thận.
Cải bó xôi và đậu phụ không nên ăn cùng với nhau. (Ảnh minh họa)
Dưa chuột và cà chua
Cà chua rất giàu vitamin C. Tuy nhiên, dưa chuột lại có nhiều men làm phân giải vitamin C. Nếu ăn hai loại quả này cùng nhau sẽ giảm hấp thụ vitamin C.
Sữa và chocolate
Trong khi sữa có nhiều canxi và protein thì chocolate lại giàu axit oxalic. Khi pha sữa với chocolate sẽ tạo ra chất canxi oxalate. Loại chất này có thể gây tiêu chảy, tóc khô xơ ở mẹ bầu và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Thịt bò và tôm
Mặc dù hai loại thực phẩm này chứa rất nhiều chất bổ dưỡng nhưng mẹ bầu không nên nấu chung hoặc ăn cả hai đồng thời cùng lúc. Sắt trong thịt bò sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi của tôm.
Củ cải trắng với táo, nho
Khi ăn các món chế biến từ củ cải trắng, bà bầu tránh tráng miệng bằng táo hoặc nho. Trong táo có chất ceton sẽ phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh ở củ cải. Nếu ăn cùng nhau có thể gây suy tuyến giáp và bướu cổ.
Để đảm bảo có một sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi, mẹ bầu cần chú ý tránh ăn uống các loại thực phẩm đã nêu trên đây. Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý là điều hết sức cần thiết đối với bà bầu.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/ba-bau-khong-nen-an-gi-trong-3-thang-dau-de-tranh-di-…