Trái cây sấy khô nếu được thực hiện đúng quy trình sẽ là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và các chất khoáng cần thiết tốt cho cả mẹ và bé.

Khi mang bầu, bà mẹ nào cũng được khuyên nên ăn nhiều trái cây để cung cấp chất xơ và vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể và thai nhi. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vào mùa những loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng. Nếu mẹ vừa đang thèm ăn vừa muốn bổ sung dinh dưỡng cho thai thì có thể chọn một số loại trái cây sấy khô vừa ngon vừa bổ, chế biến đảm bảo vệ sinh để ăn.

Lợi ích cho bà bầu khi ăn trái cây khô

Giàu sắt, bổ máu 

Khi mang bầu, mẹ cần bổ sung cho cơ thể 27mg chất sắt mỗi ngày để mẹ lẫn con khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, không nhất thiết mẹ phải uống bổ sung viên sắt trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Thay vào đó, mẹ có thể ăn các loại thực phẩm giàu sắt, bổ máu, trong đó có một số loại trái cây sấy khô. Chẳng hạn trong ¼ chén nho khô chứa 0,78 mg sắt, ¼

Ngăn ngừa táo bón

Táo bón là một trong những vấn đề thường gặp trong thai kỳ. Khi mang thai, các hooc môn sẽ hoạt động làm giảm nhu động ruột để thai nhi có thể nhận được dinh dưỡng tốt nhất từ những gì mẹ ăn. Nếu thực đơn của bạn không đủ lượng chất xơ cần thiết, hiện tượng táo bón sẽ trở nên trầm trọng. Ăn trái cây sấy sẽ góp phần giúp mẹ bầu hấp thu đủ lượng chất xơ mỗi ngày.

nhung loai trai cay say kho de an lai bo duong, me bau chiu kho "nap" de con khoe manh - 1

Các loại trái cây sấy khô không sử dụng đường hóa học sẽ tốt cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

Nuôi thai khỏe mạnh 

Trái cây sấy rất giàu magiê giúp phát triển hệ thần kinh, xương và hỗ trợ cơ thể bé sinh trưởng, hoạt động một cách tối ưu. Nhiều loại trái cây còn dồi dào kali tốt cho cơ bắp của trẻ và còn giảm nguy cơ huyết áp cao trong thai kỳ. Mặt khác còn có vitamin C đóng vai trò như chất chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa của các mô, phát triển hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, mẹ bầu thường ăn trái cây sấy giúp con sinh ra ít có nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.

Giảm stress, căng thẳng

Ăn trái cây khô (loại không tẩm đường) vừa có vị ngọt vừa ít đường nên sẽ giúp mẹ giảm căng thẳng hiệu quả mà vẫn không làm tăng lượng đường huyết trong máu quá nhiều.

Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Đường tự nhiên trong trái cây khô dễ tiêu hóa và hấp thụ dễ dàng vào cơ thể, giúp mẹ giảm đói nhanh chóng, tràn trề năng lượng phục vụ các hoạt động trong những lúc chán ăn.

Ngừa dị tật thai nhi, giảm tỷ lệ mang thai ngoài tử cung

Mang thai 3 tháng đầu, nếu mẹ thiếu sắt, vitamin và khoáng chất thì nguy cơ dị tật thai nhi, mang thai ngoài tử cung là khá cao. Nếu bà bầu ăn trái cây sấy khô nhiều vào giai đoạn này sẽ giảm thiểu các rủi ro trên một cách đáng kể.

nhung loai trai cay say kho de an lai bo duong, me bau chiu kho "nap" de con khoe manh - 3

Trái cây sấy khô vẫn giàu chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón. (Ảnh minh họa)

Các loại trái cây khô tốt cho bà bầu 

Mơ sấy

Giàu chất xơ, vitamin A, đồng và vitamin E., chứa 381 calo/ 190g. Mơ sấy giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ tiền sản giật và cao huyết áp vào hai tháng cuối của thai kỳ

Táo sấy

Giàu chất xơ, kali; Chứa 209 calo/120g. Táo sấy có nhiều chất xơ giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, tăng đề kháng và kiểm soát huyết áp.

Chuối sấy

Giàu ma giê, vitamin B6, Vitamin C, chứa 147 calo/30g. Chuối sấy hỗ trợ quá trình phát triển của hệ xương, dây thần kinh và cơ bắp. Magie giúp nhuận tràng và tăng cường nhu động ruột. Vitamin B6 giúp giữ mức cholesterol trong máu ở mức an toàn và vitamin C giúp trẻ phát triển trí não và tăng cường hệ miễn dịch.

nhung loai trai cay say kho de an lai bo duong, me bau chiu kho "nap" de con khoe manh - 4

Mơ, chà là, táo, lê,… là những loại quả sấy khô giàu dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)

Chà là sấy khô

Giàu sắt, chất xơ và canxi; Chứa 277 calo/ 100g. Chà là giúp ngăn ngừa thiếu máu, táo bón và giúp xương và hệ thần kinh của trẻ phát triển. Canxi trong chà là sấy cũng giúp ngăn ngừa tiền sản giật và cao huyết áp khi mang thai

Lê khô

Giàu đồng, vitamin C, sắt và vitamin K, chứa 236 calo/90g cũng có các lợi ích như chà là.

Đào sấy

Giàu sắt, kali, vitamin A và đồng; Chứa 191 calo/ 40g. Đào sấy giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và táo bón khi mang thai.

Nho khô

Giàu sắt và chất xơ, chứa 488 calo/90g. Nho khô hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của hệ xương, cung cấp protein, giúp trẻ phát triển trí não và ngăn ngừa bệnh cao huyết áp.

Tuy nhiên các mẹ bầu cần lưu ý, không sử dụng hoa quả sấy của các hãng có sử dụng đường hóa học hoặc các hóa chất bảo quản quá hàm lượng cho phép. Hãy tự làm trái cây khô ở nhà để đảm bảo chất lượng các loại quả khô mình sử dụng mỗi ngày. 

nhung loai trai cay say kho de an lai bo duong, me bau chiu kho "nap" de con khoe manh - 5

Mẹ cần lựa chọn hoa quả sấy khô ở địa chỉ uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không có chất bảo quản. (Ảnh minh họa)

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/nhung-loai-trai-cay-say-kho-de-an-lai-bo-duong-me-bau…

Ốm nghén là dấu hiệu mang thai thời kỳ đầu các bà bầu sẽ mắc phải. Hiện tượng ốm do thai nghén này kéo dài trong bao lâu thì chấm dứt và với các mẹ ốm nghén nặng phải làm sao để giảm bớt, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé?

Ốm do thai nghén với mẹ bầu sẽ có những biểu hiện thế nào, nguyên nhân đến từ đâu, ốm nghén khi nào và có cách gì khắc phục tình trạng này hay không? Ốm nghén khi mang thai sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sức đề kháng của mẹ sẽ kém.

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là trạng thái bà bầu cảm thấy mệt mỏi, đầy hơi ở bụng, khó chịu và luôn có cảm giác buồn nôn, dị ứng với đồ ăn. Phải đến 80% mẹ bầu đều ốm ở đầu thai kỳ, tình trạng này diễn ra phổ biến và quá đỗi quen thuộc với những mẹ bầu.

Ốm nghén khi mang thai không đáng sợ, hại cho thai nhi như nhiều mẹ từng nghĩ. Nhưng tình trạng nghén lâu dài, sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày của mẹ. 

Nhiều bà ốm chỉ ốm, mệt mỏi trong 3 tháng đầu nhưng có người lại nghén đến tận lúc sinh. 

om nghen khi mang thai: nguyen nhan va cach khac phuc hieu qua nhat - 1

Bà bầu sẽ buồn nôn và nôn nhiều lần trong ngày (Ảnh minh họa)

Triệu chứng ốm nghén

Ốm nghén từ tuần thứ mấy của thai kỳ, nó có những dấu hiệu gì để nhận biết ốm do thai nghén với ốm thông thường hay không? Ốm do mang thai thường xuất hiện từ tuần thứ 6  – 8 của thai kỳ, hoặc có mẹ sớm hơn thì từ tuần thứ 4. 

Triệu chứng của ốm có thai khá giống với ốm thông thường, nhưng khi bạn đã thử que thử thai và biết chính xác kết quả đã có thai thì những dấu hiệu sau đây sẽ là ốm nghén.

Buồn nôn và nôn: Giai đoạn này, thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển trong bụng mẹ sẽ gây ra tình trạng thay đổi nội tiết tố gây cảm giác buồn nôn, nôn ọe trong thời gian đầu thai kỳ.

Chán nản, mệt mỏi: Bà bầu trong trạng thái chán nản, không thiết tha làm gì là biểu hiện dễ nhận biết của ốm nghén. Thời gian này, mẹ nên cố gắng ăn uống để không bị suy nhược cơ thể.

Sợ đồ ăn: Khi có bầu, khứu giác của mẹ rất thính vì thế mùi đồ ăn khiến các mẹ bầu rất sợ và có cảm giác trực nôn khi ngửi thấy nó. Nhiều mẹ, không dám ăn kiêng đồ ăn mình sợ tới lúc đẻ vì cảm giác không chịu được mùi thức ăn đó. Vậy ốm nghén ăn gì? Bà bầu nên ăn các thực không không mùi, không dầu mỡ và chia nhỏ thành nhiều bữa ăn. 

om nghen khi mang thai: nguyen nhan va cach khac phuc hieu qua nhat - 3

Mẹ bầu sẽ có cảm giác sợ đồ ăn (Ảnh minh họa)

Sốt, ho: Khi có dấu hiệu sốt cao và kèm theo triệu chứng ho mẹ bầu không nên uống thuốc cảm, mẹ nên nghe tư vấn uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, uống loại thuốc dành riêng cho bà bầu. Một số loại thuốc cảm thông thường có thể gây sảy thai. 

Ngoài ra khi ốm nghén mẹ bầu sẽ gặp phải một số triệu chứng như: Đầy bụng, hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp, nhức đầu…

Nguyên nhân ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén khi mang thai do tác động từ nhiều yếu tố và sự xuất hiện của thai nhi trong cơ thể mẹ. Nguyên nhân gây ra các triệu chứng ốm của thai nghén thông thường ở bà bầu được xác định như sau:

Nồng độ HCG tăng mạnh: Thời kỳ đầu mang thai, hormone trong cơ thể sẽ tăng rất nhanh nhất là hormone HCG. HCG được sản sinh từ nhau thai và nó bắt đầu hình thành, phát triển mạnh từ tuần thứ 8 – 12 của thai kỳ. Vì thế sự xuất hiện, tác động của loại hormone này sẽ khiến mẹ ốm nghén nặng hoặc nhẹ tùy theo sức đề kháng của từng mẹ bầu.

Dạ dày nhạy cảm hơn: Theo trang Babycenter thì sự xuất hiện của helicobacter pylori – loại vi khuẩn dạ dày trong khi có bầu sẽ làm tăng khả năng ốm, mệt mỏi ở mẹ bầu. Và thường khi có em bé, hệ tiêu hóa của mẹ cũng yếu và nhạy cảm hơn. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn, nôn và sợ đồ ăn ở các mẹ.

om nghen khi mang thai: nguyen nhan va cach khac phuc hieu qua nhat - 4

Ốm nghén khiến bà bầu khó chịu, buồn nôn (Ảnh minh họa)

Khứu giác nhạy cảm, thính hơn: Khi có thai, estrogen sẽ tăng lên. Việc này khiến khứu giác của các bà bầu sẽ nhạy cảm, thính hơn bình thường rất nhiều. Chính vì thế các mẹ luôn cảm thấy sợ đồ ăn, dễ nôn ọe khi ngửi thấy mùi thức ăn.

Mang bầu đôi, đa thai: Khi có bầu đôi, đa thai thì bà bầu sẽ ốm nghén nặng hơn các mẹ khác rất nhiều. Vì lượng HCG trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên gấp đôi, loại hormone này sẽ khiến tình trạng ốm mệt của mẹ càng trở lên nghiêm trọng, hoặc có thể kéo dài thời gian ốm nghén khi mang thai.

Từng ốm nghén trong lần mang thai trước: Nếu đã từng có bầu rồi, lần bầu bí đầu tiên hiện tượng ốm thai nghén xảy ra thì lần có bầu sau đó, mẹ bầu rất dễ ốm  do thai nghén trở lại. Có thể nặng hơn lần đầu.

Người thân từng ốm nghén: Nếu bạn có mẹ, chị em ruột từng bị ốm, mệt do nghén thì nguy cơ ốm khi mang thai do gen di truyền rất cao. 

Bị say xe: Người hay bị say xe thường dạ dày rất nhạy cảm, vì thế nếu mang thai cũng dễ ốm và nôn ọe dữ dội trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Mang thai bé gái: Mang thai bé gái khả năng ốm nghén nặng hơn sẽ rất cao. Nhiều người coi đây là dấu hiệu nhận biết việc bầu bé trai hay bé gái nhưng cách này chỉ mang tính chất tương đối.

Đau nửa đầu: Nếu mẹ bầu trước đó có tiền sử đau nửa đầu thì khi có thai nguy cơ ốm trong thời kỳ mang thai rất cao. Đau nửa đầu sẽ tác động đến các dây thần kinh gây ra các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu…

Cách khắc phục ốm nghén 

Tình trạng ốm nghén nặng, kéo dài sẽ khiến nhiều mẹ bầu có cảm giác mệt mỏi, không làm việc được, sụt cân gây tâm lý lo lắng hoang mang. Vậy có những cách khắc nào hiệu quả, ốm nghén ăn gì để giúp bà bầu giảm tình trạng này?

Vitamin tổng hợp: Trong quá trình thai kỳ, cơ thể mẹ cần bổ sung nhiều loại vitamin tốt, cần thiết cho cơ thể. Vì thế, mẹ bầu hãy đến viện khám thai, bác sĩ sẽ tư vấn, kê đơn thuốc, các loại vitamin bổ, phù hợp, tốt cho mẹ bầu giảm tình trạng ốm do thai nghén.

om nghen khi mang thai: nguyen nhan va cach khac phuc hieu qua nhat - 5

Mẹ bầu nên bổ sung vitamin cho cơ thể (Ảnh minh họa)

Gừng tươi: Hay buồn nôn, đầy bụng, mệt mỏi do ốm nghén mẹ bầu có thể uống nước ấm và cắt vài lát gừng tươi bỏ vào uống. Nếu có thể mẹ bầu nhai lát gừng tươi sẽ tốt hơn nhưng ngày chỉ nên sử dụng 2- 3 lát gừng, không dùng nhiều.

Nước chanh: Nếu bạn hay buồn nôn, nôn ọe dữ dội thì có thể ăn quả chanh hoặc uống nước cốt chanh để hạn chế cảm giác buồn nôn.

Bổ sung kẽm: Thời gian bầu bí, bà bầu nên bổ sung kẽm để kiềm chế những cơn buồn nôn, khó chịu ở bụng do dạ dày nhạy cảm.

Tinh dầu: Sử dụng tinh dầu bạc hà, sả, oải hương… sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, thư thái tinh thần, giảm buồn nôn khó chịu. Mẹ bầu hợp với loại tinh dầu nào thì sử dụng loại tinh dầu đó.

Bánh quy hoặc bim bim: 2 món đồ ăn này sẽ giúp bạn hạn chế cảm giác buồn nôn, khó chịu và ổn định dạ dày. Đây là loại đồ ăn nhẹ không có mùi vị nồng nặc, đặc trưng nên mẹ bầu sẽ không bị sợ đồ ăn, cảm giác muốn nôn. Ốm nghén ăn gì thì mẹ bầu có thể ăn 2 loại đồ ăn nhẹ này.

Súc miệng thường xuyên: Khi mang bầu ở thời gian đầu thai kỳ, mẹ sẽ cảm thấy tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn gây cảm giác khó chịu buồn nôn liên tục. Vì thế mẹ hãy súc miệng thường xuyên với nước muối sinh lý hoặc soda để làm sạch khoang miệng, giảm các triệu chứng buồn nôn.

Tránh thực phẩm gây mùi, dầu mỡ: Những thực phẩm này sẽ khiến bà bầu dễ cảm thấy sợ đồ ăn, nôn nhiều hơn vì mùi của nó rất nồng nặc.

Ăn nhiều bữa trong ngày: Khi ốm nghén, bạn không ăn được nhiều vì vậy nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để đảm bảo ăn đủ, đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể.

om nghen khi mang thai: nguyen nhan va cach khac phuc hieu qua nhat - 6

Chế độ ăn uống phải đảm bảo ngay khi mẹ bầu ốm mệt khó ăn (Ảnh minh họa)

Phòng ngủ thoáng mát, rộng rãi: Không gian thoáng sẽ khiến mẹ bầu dễ chịu hơn, giảm các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, nhức đầu.

Nghỉ ngơi, thư giãn xem các chương trình giải trí: Việc này giúp cơ thể mẹ được nghỉ ngơi, giảm cảm giác mệt mỏi, chán nản.

Tập yoga: Tập yoga giúp mẹ bầu giảm những triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt chóng mắt và tốt cho thai nhi với những bài tập dành riêng cho bà bầu.

Ốm nghén có nguy hiểm tới thai nhi không?

Nhiều mẹ ốm nặng, trong thời gian dài rất lo lắng tới sức khỏe của bé yêu trong bụng và không biết ốm nghén nặng phải làm sao? Thế nhưng việc ốm nghén khi mang thai lại không hề ảnh hưởng đến thai nhi, ngược lại nó còn bảo vệ thai trước những tác động xấu từ bên ngoài, đồ ăn không đảm bảo chất lượng. 

om nghen khi mang thai: nguyen nhan va cach khac phuc hieu qua nhat - 7

Ốm nghén khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi (Ảnh minh họa)

Thế nhưng ốm nghén nặng, mẹ liên tục có các dấu hiệu như sụt cân, không tăng cân giữa các tháng, đi tiểu ít nước tiểu có màu đỏ sẫm, ngất xỉu nhiều lần, ốm tới mức không làm gì được thì mẹ nên tới bệnh viện để kiểm tra. Đây cũng có thể là dấu hiệu của việc sức khỏe mẹ và bé đang gặp vấn đề. 

Lưu ý khi ốm nghén:

– Không được tự ý dùng các loại thuốc để điều trị tình trạng ốm sốt.

– Tìm hiểu, tuyệt đối không ăn các thực phẩm dễ gây sảy thai như: Rau ngót, đu đủ, ngải cứu…

– Không làm việc quá sức, ăn uống sinh hoạt thất thường

– Khi có các dấu hiệu ốm đến mức co giật, đau bụng thì phải tới viện kiểm tra ngay

– Thường xuyên đi khám thai định kỳ

Khi mang thai, bà bầu nào cũng phải trải qua thời kỳ ốm nghén. Vì vậy bạn nên tìm hiểu rõ về triệu chứng, ốm nghén từ tuần thứ mấy và cách khắc phục, làm giảm các triệu chứng này để có sức khỏe ổn định, tốt nhất để sinh hoạt và làm việc. 

Vợ chồng bạn đang mong có con ẵm bồng? Nếu có kế hoạch này, bạn hãy bỏ túi ngay 18 điều chuẩn bị trước khi mang thai nhé.

Chuẩn bị cho việc mang thai không phải là một việc dễ dàng. Ngoại trừ trường hợp mang thai ngoài ý muốn, nếu có kế hoạch mang thai, phụ nữ thường có rất nhiều nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn, thuốc men, tập thể dục, quá trình sinh nở và trách nhiệm làm cha mẹ khi có con. Đó là lý do tại sao mà nhiều người rất băn khoăn khi quyết định có con. Tìm hiểu về quá trình mang thai, đi khám sức khỏe, nói chuyện với gia đình và bạn bè… là những hoạt động bạn cần phải chuẩn bị trước khi mang thai.

Kết quả hình ảnh cho 18 điều bạn nên chuẩn bị trước khi mang thai"

1. Lên lịch kiểm tra sức khỏe

Để chuẩn bị cho việc mang thai, trước hết bạn nên bắt đầu đi khám tiền sản. Bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh của bạn, gia đình bạn, các loại thuốc mà bạn đang sử dụng… Ngoài ra, bạn cũng phải ngưng uống một số thuốc làm ảnh hưởng đến việc thụ thai. Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn nên ăn những gì trước khi mang thai, nên tập thể dục như thế nào, chủng ngừa ra sao và nên từ bỏ những thói quen nào (như hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy).

Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu bạn bị tiểu đường, hen suyễn hoặc huyết áp cao. Các chứng bệnh này cần phải được kiểm soát trước khi mang thai. Nếu trước đây bạn ít khi đi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ đề nghị bạn xét nghiệm máu và pap smear (xét nghiệm tế bào cổ tử cung) để phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

2. Kiểm tra di truyền

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một bài kiểm tra di truyền để chắc chắn không ai trong hai vợ chồng mắc các bệnh lý nghiêm trọng về di truyền, chẳng hạn như bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. Nếu bạn có rối loạn di truyền, bé sẽ có khả năng thừa hưởng tình trạng này. Xét nghiệm này được thực hiện thông qua mẫu nước bọt hoặc mẫu máu của bạn.

3. Bỏ rượu, thuốc lá và ma túy

Nếu hút thuốc, uống rượu hoặc dùng ma túy, bạn nên bỏ ngay bây giờ. Thuốc lá và ma túy có thể dẫn đến sinh non, sẩy thai và bé sinh nhẹ cân. Với nam giới, nếu hút thuốc lá, số lượng tinh trùng sẽ thấp. Hút thuốc lá cũng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

4. Tránh nhiễm trùng

Bạn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách:

  • Rửa tay thường xuyên khi nấu thức ăn. Đảm bảo nhiệt độ tủ lạnh ở mức 2 – 4ºC và nhiệt độ tủ đông ở –18ºC.
  • Không ăn những thực phẩm chưa được nấu chín, phô mai chưa được khử trùng và các loại thịt nguội. Những loại thực phẩm này chứa rất nhiều vi khuẩn, làm tăng nguy cơ tử vong và sẩy thai.
  • Nước ép chưa khử trùng cũng có thể chứa các loại vi khuẩn như E.coli hoặc Salmonella. Do đó, bạn nên tránh.
  • Mang găng tay khi làm vườn hoặc đổ rác để tránh bị nhiễm khuẩn.
  • Tiêm ngừa cúm để phòng ngừa bệnh.

5. Giảm lượng caffeine18-dieu-chuan-bi-truoc-khi-mang-thai-hinh-anh

Phụ nữ có ý định mang thai nên tránh tiêu thụ những thực phẩm có chứa caffeine, bởi vì hấp thụ caffeine quá nhiều có thể làm giảm khả năng sinh sản. Bạn không nên dùng quá 200ml cà phê mỗi ngày

6. Hạn chế ở trong khu vực có nhiều hóa chất độc hại

Điều này cực kỳ quan trọng. Nếu bạn bị nhiễm chất phóng xạ hoặc hóa chất tại nơi làm việc thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Ngoài ra, khi sử dụng các sản phẩm tẩy rửa như thuốc trừ sâu, thuốc tẩy, bạn cũng phải hết sức cẩn thận.

7. Chú ý đến tinh thần của bạn

Bạn nên có trạng thái tâm lý tốt nhất nếu như muốn thụ thai. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, buồn, căng thẳng hoặc chán nản, hãy nói chuyện với bạn đời hoặc người thân trong gia đình. Bạn cũng có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý để chia sẻ. Yoga và thiền cũng giúp bạn đánh bại căng thẳng.

8. Đừng quên đến gặp nha sĩ

Trước khi mang thai, một cuộc hẹn với nha sĩ là một điều hết sức quan trọng. Việc thay đổi nội tiết tố khi mang thai sẽ khiến bạn dễ bị các bệnh nha khoa. Nồng độ progesterone và estrogen tăng cao cũng sẽ làm ảnh hưởng đến nướu răng.

9. Tập thể dục thường xuyên18-dieu-chuan-bi-truoc-khi-mang-thai-hinh-anh-1

Nếu bạn có một kế hoạch tập thể dục mỗi ngày, điều đó rất tốt. Nếu không, bạn hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Tập thể dục sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng và giúp việc thụ thai dễ dàng hơn.

Bạn có thể bắt đầu với các bài tập như yoga, aerobic hoặc bơi lội. Nếu không có thời gian, bạn có thể đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày. Một số việc nhỏ nhặt mà bạn có thể làm như đi thang bộ thay vì thang máy, đỗ xe cách nơi làm việc vài mét… Bạn có thể tham gia các lớp học yoga tiền sản ở bệnh viện hoặc các câu lạc bộ.

10. Kiểm soát cân nặng của cơ thể

Bạn sẽ dễ dàng thụ thai hơn nếu có cân nặng phù hợp. Điều này được xác định thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI). Phụ nữ có chỉ số BMI cao sẽ dễ gặp các biến chứng trong thời gian mang thai và trong khi sinh. Những người có chỉ số BMI thấp dễ sinh con nhẹ cân. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cân nặng phù hợp với mình nhé.

11. Cẩn thận khi chọn các loại cá18-dieu-chuan-bi-truoc-khi-mang-thai-hinh-anh-4

Nếu thích ăn cá, bạn nên cẩn thận. Cá rất giàu axít béo omega-3, cần thiết cho sự phát triển của não và mắt, protein và các chất dinh dưỡng khác nhưng có chứa thủy ngân. Điều này rất có hại cơ thể. Do đó, bạn không nên ăn các loại cá như cá thu, cá kiếm, cá ngừ và cá ngừ trắng đóng hộp.

12. Chuẩn bị tài chính

Tài chính là một vấn đề quan trọng không kém. Nếu bạn có ý định mang thai, hãy lên kế hoạch chi tiết về tài chính và các vấn đề bảo hiểm. Kiểm tra xem bệnh viện mà bạn khám có được chi trả bảo hiểm không. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình, bạn hãy lựa chọn một bệnh viện sản phụ khoa phù hợp nhé.

13. Ngưng uống thuốc tránh thai

18-dieu-chuan-bi-truoc-khi-mang-thai-hinh-anh-3

Nếu có ý định mang thai, bạn hãy ngưng uống thuốc tránh thai ngay bây giờ. Khi sử dụng thuốc, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể khác so với ban đầu. Việc ngưng sử dụng thuốc sẽ đưa cơ thể dần trở về trạng thái ban đầu, chu kỳ kinh nguyệt ổn định lại.

14. Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng

Để thụ thai, bạn cần tìm hiểu các cách tính ngày rụng trứng và những ngày dễ thụ thai nhất bằng cách ghi lại những ngày mình xuất hiện “đèn đỏ” hàng tháng. Từ đó, bạn sẽ biết chu kỳ của mình kéo dài bao nhiêu ngày.

Dựa vào nhiệt độ cơ thể và chất nhầy cổ tử cung, bạn có thể biết ngày rụng trứng của mình. Theo dõi các dấu hiệu này thường xuyên để xác định chính xác thời gian rụng trứng của mình.

15. Ăn nhiều món dinh dưỡng

Bạn không cần phải ăn quá nhiều nhưng bạn phải ăn những món bổ dưỡng để thai kỳ diễn ra khỏe mạnh. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống lành mạnh của hai vợ chồng cũng sẽ làm tăng khả năng thụ thai.

  • Chế độ ăn giàu dinh dưỡng cho phụ nữ: Nhiều trái cây, rau tươi và ngũ cốc nguyên hạt. Mỗi ngày, uống 2 ly sữa và ăn một hũ sữa chua. Tránh những thực phẩm có nhiều chất làm ngọt nhân tạo. Hạn chế uống rượu và cà phê.
  • Chế độ ăn cho người chồng: Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm và vitamin E giúp tinh trùng khỏe mạnh, bơi giỏi để đến gặp trứng. Ăn nhiều cà rốt vì nó chứa nhiều vitamin A và D.

16. Bổ sung axít folic

Axít folic rất quan trọng cho cơ thể phụ nữ vì nó giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn bổ sung axít folic mỗi ngày khi có ý định mang thai. Bạn nên uống khoảng 400mcg axít folic/ngày.

17. Tìm hiểu về tiền sử bệnh của cả hai vợ chồng

Đây là một trong những điều quan trọng mà bạn cần làm trước khi mang thai. Điều này để chắc chắn rằng hai vợ chồng không mắc phải bệnh nghiêm trọng nào về rối loạn di truyền. Biết được điều này, bé sẽ ít có nguy cơ thừa hưởng những căn bệnh này từ bố mẹ.

18. Bạn đã thực sự sẵn sàng?

Trước khi có ý định mang thai, bạn hãy tự hỏi bản thân xem mình đã sẵn sàng để làm mẹ chưa. Hãy tự hỏi với những câu hỏi sau:

  • Cả hai vợ chồng đều mong muốn có con?
  • Bạn đã chuẩn bị gì cho việc làm mẹ?
  • Bạn đã sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của việc làm mẹ?
  • Bạn có thể cân bằng giữa công việc và gia đình?
  • Nếu có sự khác biệt tôn giáo, bé sinh ra sẽ như thế nào?

Qua những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích để chuẩn bị cho quá trình mang thai của mình. Đừng quá lo lắng, mang thai là một cuộc hành trình thú vị, điều quan trọng là bạn phải biết chăm sóc bản thân mình cẩn thận.

Nguồn: hellobacsi.com

Theo BS CKII Nguyễn Công Định, chuẩn bị trước khi mang thai với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, sức khỏe đảm bảo tốt… sẽ là nền tảng cơ bản cho một thai kỳ hoàn hảo.

Tác giả bài viết: ThS. Bs CK II Nguyễn Công Định –  Phó Giám đốc Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (Cơ sở II).

chuan bi truoc khi mang thai: muon som co bau, chi em nho lam 5 viec nay! - 2

Ths. BS CKII Nguyễn Công Định – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Mang thai, sinh con và làm mẹ hoàn toàn không phải là việc đơn giản. Việc chuẩn bị trước khi mang thai là rất cần thiết để giúp mẹ có sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ và đảm bảo em bé có tiền đề tốt nhất để phát triển.

Dưới đây là những việc chị em cần chuẩn bị trước khi mang thai: 

1. Khám sức khỏe tiền mang thai

Để chuẩn bị cho việc mang thai, các mẹ nên đi khám tiền sản. Quan đó bác sĩ sẽ nắm được tiền sử bệnh của các mẹ, các loại thuốc mà các mẹ đang sử dụng… Ngoài ra, chị em phải ngưng uống một số thuốc làm ảnh hưởng đến việc thụ thai.

Thông qua việc thăm khám tiền sản, bác sĩ sẽ tư vấn chị em nên ăn những gì trước khi mang thai, nên tập thể dục như thế nào, tiêm phòng ra sao và nên từ bỏ những thói quen nào như: Hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích. 

Nếu đã lên kế hoạch có con, chị em cần đi khám để phát hiện các bệnh lý phụ khoa. Trong trường hợp đang có bệnh thì cần điều trị dứt điểm vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai như: Viêm phụ khoa, polyp cổ tử cung, u buồng trứng, lạc nội mạc tử cung…

Nên xét nghiệm máu để tìm các bệnh lý về máu như thiếu máu, Thalassemia,… hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng đến thai kỳ như viêm gan B, HIV, giang mai.

Để đảm bảo an toàn cho thai kỳ, chị em cần tìm đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu mẹ bị tiểu đường, hen suyễn hoặc huyết áp cao. Các chứng bệnh này cần phải được kiểm soát trước khi mang thai.

 

chuan bi truoc khi mang thai: muon som co bau, chi em nho lam 5 viec nay! - 4

Để đảm bảo an toàn cho thai kỳ, chị em cần tìm đến gặp bác sĩ thăm khám tiền mang thai. (Ảnh minh họa)

2. Chuẩn bị dinh dưỡng cho mẹ

Để chuẩn bị tốt nhất cho việc thụ thai, nuôi bào thai an toàn và khỏe mạnh. Mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo tốt nhất, từ đó mới đủ sức khỏe để hoàn thành thiên chức mang bầu sinh nở. Chính bởi vậy, chế độ ăn uống hợp lý là điều hết sức quan trọng.

Để suốt 9 tháng mang thai được trọn vẹn, các mẹ cần lên kế hoạch xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học ngay từ trước khi thụ thai.

– Để phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, các mẹ cần bổ sung acid folic từ thực phẩm hoặc viên uống trước khi mang thai 3 tháng và trong suốt quá trình mang thai. Ăn các loại rau sẫm màu (rau cải xanh, rau bina…), các loại hạt, sữa, chuối, dưa hấu, hải sản…

– Bổ sung vitamin từ thực phẩm hoặc viên uống, vitamin A (có nhiều trong gan cá biển, cà rốt, bí ngô, cà chua…) và vitamin C (có nhiều trong các loại trái cây tươi, rau…).

– Bổ sung sắt giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Sắt có nhiều trong rau ngót, cá biển, thịt nạc, rau muống…

– Nếu mẹ không có nhiều canxi có thể dẫn đến tình trạng thai nhi bị còi xương, kém phát triển… rất nguy hiểm. Chính bởi vậy, chị em chuẩn bị mang thai cần bổ sung canxi đầy đủ giúp xương mẹ khỏe mạnh, vững chắc hơn.

– Bổ sung thêm protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa…

3. Tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai là một trong những việc cực kỳ quan trọng trong các bước chuẩn bị trước khi mang thai.

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch cơ thể mẹ sẽ yếu hơn bình thường. Do đó, nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm của mẹ cũng vì vậy mà tăng lên. Việc tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất để bảo vệ thai nhi tránh khỏi các bệnh nguy hiểm như Rubella, viêm gan B…

Đây cũng là cách tốt để bảo vệ cho cả mẹ. Tuy nhiên, khi tiêm vacxin các mẹ cần hết sức lưu ý và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.

– Một số loại vacxin sống như chủng ngừa sởi, quai bị, rubella (MMR), chị em được khuyến cáo không nên thụ thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm.

– Vacxin ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà (Tdap) có thể được tiêm trong khi bạn đang mang thai.

– Vacxin ngừa cúm thì có thể được tiêm trước hoặc trong khi mang thai tùy thuộc vào thời điểm (đang có dịch cúm hay không).

Từ những chú ý trên, để đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ nên biết bản thân cần tiêm phòng vacxin gì và chọn thời điểm tiêm phù hợp.

4. Chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai

Các nghiên cứu cho thấy, trong thời gian chuẩn bị trước khi mang thai, nếu phụ nữ thường xuyên bị stress sẽ có khả năng thụ thai thấp hơn những người có tâm trạng vui vẻ. Vì vậy, để sớm có tin vui, các mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn thật thoải mái…

Với những chị em có vấn đề về sức khỏe từ trước đó, cần bình tĩnh tìm hướng giải quyết thay vì đôn đáo chạy ngược xuôi tìm các phương pháp sinh con thiếu khoa học. Tập trung trang bị hệ thống kiến thức về vấn đề thụ thai để việc quan hệ hiệu quả hơn.

chuan bi truoc khi mang thai: muon som co bau, chi em nho lam 5 viec nay! - 5

Nếu đã lên kế hoạch có con vợ chồng cần sẵn sàng về cả vấn đề tài chính. (Ảnh minh họa)

5. Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai

Ngoài sự chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe, những kiến thức đúng đắn về quá trình thụ thai, vợ chồng bạn cần sẵn sàng về cả vấn đề tài chính.

Khi sinh một đứa con, các mẹ sẽ phải chi tiêu rất nhiều, từ bỉm, sữa, cho đến những vấn đề lớn hơn như khi con bị bệnh, sau đó là nuôi ăn học. Do đó, vợ chồng hãy cân nhắc vấn đề tài chính một cách thấu đáo để chắc chắn mình đủ khả năng lo cho cuộc sống của con và cho con một tương lai tốt đẹp.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/chuan-bi-truoc-khi-mang-thai-muon-som-co-bau-chi-em-n…

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, người phụ nữ nên chuẩn bị thật chu đáo trước khi mang thai. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người phụ nữ những điều cần chuẩn bị những gì trước khi mang thai.

1. Khám sức khỏe trước khi mang thai

Mục tiêu chính của việc chuẩn bị này là tìm ra những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến thai kỳ. Xác định các yếu tố này trước khi mang thai giúp tăng cơ hội mang thai và em bé khỏe mạnh hơn. Khi đến khám tại bệnh viện hoặc các phòng khám sản phụ khoa uy tín, bác sĩ sẽ hỏi về những thông tin như lối sống, chế độ ăn uống, các tiền sử sức khỏe của bạn và gia đình, các loại đang sử dụng và đã từng mang thai trước đó chưa.

Gói khám tiền hôn nhân 1
Khám sức khỏe là vô cùng cần thiết để bé sinh ra khỏe mạnh

Nếu đang có kế hoạch mang thai, phụ nữ nên kiểm tra chăm sóc sức khỏe để giúp thai kỳ được khỏe mạnh. 8 tuần đầu tiên của thai kỳ là chìa khóa quan trọng cho thai nhi phát triển trong bụng mẹ. Hầu hết các cơ quan và hệ thống bộ phận cơ thể chính của thai nhi sẽ bắt đầu được hình thành trong những tuần đầu. Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của bạn có thể làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong những tuần đầu này.

  • Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Những phụ nữ đang mắc phải các loại bệnh như đái tháo đường, huyết áp cao, trầm cảm và rối loạn co giật có thể gây ra những rủi ro cao khi mang thai. Nếu đang muốn có thai nhưng lại mắc phải những tình trạng sức khỏe trên, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn về những rủi ro cũng như những biện pháp cần thực hiện để kiểm soát tình trạng sức khỏe trước khi mang thai.

2. Tại sao một chế độ ăn uống lành mạnh là quan trọng?

Cơ thể phụ nữ khi mang thai cần tích cực bổ sung các nguồn dinh dưỡng thường xuyên để phát triển, thay thế các mô bị bào mòn và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hầu hết các chất dinh dưỡng đều đến từ những loại thực phẩm bạn sử dụng hàng ngày, chính vì vậy nên lên kế hoạch ăn uống một cách hợp lý, đầy đủ lượng dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Để chắc chắn rằng chế độ ăn uống cung cấp đủ chất dinh dưỡng, người phụ nữ cần biết những chất nào có trong thực phẩm ăn hàng ngày.

3. Thừa cân ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Cân nặng quá mức khi mang thai có thể gây ra một số biến chứng khi mang thai và sinh nở, bao gồm huyết áp cao, tiền sản giật, sinh non và tiểu đường thai kỳ. Béo phì khi mang thai cũng gây ra hội chứng macrosomia- em bé lớn hơn bình thường, cũng như làm tăng nguy cơ chấn thương khi sinh thường và sinh mổ. Bên cạnh đó, thừa cân khi mang thai còn làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ống thần kinh. Nếu có quá nhiều chất béo trong cơ thể mẹ sẽ gây khó khăn hơn cho bác sĩ trong việc theo dõi thai nhi bằng kiểm tra siêu âm và nghe nhịp tim của thai nhi.

  • Làm thế nào để giảm cân nếu bị thừa cân?

Để giảm cân, người phụ nữ cần phải biết cơ thể mình cần bao nhiêu calo mỗi ngày. Cách tốt nhất để giảm cân là thực hiện một vài thay đổi trong chế độ ăn uống và hoạt động thể chất nhiều hơn. Bước đầu tiên là cắt giảm số lượng calo tiêu thụ thông qua việc luyện tập thể dục thường xuyên.

Kết quả hình ảnh cho Cần chuẩn bị những gì trước khi mang thai?"

  • Thiếu cân ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Thiếu cân cũng gây ra một số rủi ro khi mang thai. Nó làm tăng nguy cơ sinh con bị nhẹ cân hoặc sinh non. Những em bé này có nguy cơ gặp các vấn đề trong quá trình chuyển dạ và có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe và hành vi lâu dài trong suốt cuộc đời.

4. Có nên bổ sung vitamin?

Mặc dù hầu hết các chất dinh dưỡng được cung cấp từ các loại thực phẩm khi đang mang thai, nhưng việc bổ sung vitamin trước khi mang thai và trước khi sinh cũng cực kỳ quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên bổ sung đủ lượng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết mỗi ngày trước và trong khi mang thai để cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.

  • Vì sao nên cung cấp đủ lượng axit folic trước khi mang thai?

Cung cấp đủ lượng axit folic trước và trong khi mang thai giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Nhu cầu khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai hoặc kể cả những người không có ý định mang thai là 400 microgam axit folic mỗi ngày bằng cách bổ sung các vitamin hoặc thực phẩm giàu axit folic.

  • Vì sao nên cung cấp đủ lượng sắt khi mang thai?

Sắt là một nhân tố không thể thiếu đối với cơ thể phụ nữ khi mang thai. Nó được sử dụng để tạo thêm lượng máu cần thiết nhằm cung cấp oxy cho thai nhi. Nếu không nhận đủ chất sắt có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé như sinh non hoặc thiếu máu ở phụ nữ.

Acid folic
Bổ sung axit folic trước khi mang thai là vô cùng cần thiết

5. Lối sống ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Hút thuốc, uống rượu và sử dụng thuốc trong khi mang thai có thể gây hại đối với sức khỏe thai nhi. Thời điểm thai nhi dễ bị tổn thương nhất trước tác hại của những chất này là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Nếu người mẹ dừng những lối sống tiêu cực này trước khi mang thai có thể làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ nguy cơ của một số dị tật bẩm sinh xảy ra sớm trong thai kỳ.

  • Môi trường ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Một số chất hóa học trong môi trường sống và làm việc có thể khiến người phụ nữ khó mang thai hoặc gây hại cho sức khỏe thai nhi. Nếu đang có kế hoạch mang thai, hãy thận trọng những loại hóa chất đang sử dụng như chì, thủy ngân, thuốc trừ sâu, dung môi hoặc chất phóng xạ.

6. Sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến thai kỳ không?

Một số loại thuốc, bao gồm bổ sung vitamin, thuốc không kê đơn và thuốc thảo dược, có thể gây hại cho thai nhi và không nên dùng trong khi đang mang thai. Một điều đáng chú ý là thai phụ nên hỏi bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng trong quá trình kiểm tra chăm sóc trước khi sinh để đảm bảo thuốc đó không có hại cho thai kỳ.

7. Nhiễm trùng có ảnh hưởng đến thai kỳ không?

Nhiễm trùng có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Một số bệnh nhiễm trùng khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc bệnh tật cho trẻ.

Nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs) ảnh hưởng đến khả năng mang thai và gây lây nhiễm cho thai nhi. Nếu bạn hoặc đối tác bị mắc STI, hãy đi xét nghiệm sàng lọc các bệnh xã hội và điều trị ngay để không ảnh hưởng xấu tới thai kỳ.

Tiêm phòng trước khi mang thai (còn gọi là tiêm chủng) có thể ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng, tuy nhiên vẫn có một số vắc-xin không an toàn để sử dụng trong khi mang thai. Điều quan trọng là phải biết loại vắc-xin nào phù hợp và có thể sử dụng trước khi mang thai.

8. Các vấn đề trong lần mang thai trước có ảnh hưởng tới việc mang thai sau không?

Một số vấn đề xảy ra trong lần mang thai trước có thể làm tăng nguy cơ gặp vấn đề tương tự trong lần mang thai sau. Những vấn đề này bao gồm sinh non, huyết áp cao, tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách trước và trong khi mang thai, khả năng gặp các rủi ro sẽ không bị lặp lại lần nữa.

Nguồn: Vinmec.com

Câu chuyện về hành trình cố gắng có con của cặp vợ chồng trẻ được chia sẻ trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người.

Thông thường, với một cặp vợ chồng khỏe mạnh thì sau khi thả từ 6-12 tháng sẽ có bầu, thậm chí có những người chỉ sau 1-2 chu kỳ đã có thể thụ thai. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn như thế và nguyên nhân dẫn đến việc khó thụ thai cũng có trăm nghìn lý do, trong đó có cả lỗi kém hiểu biết về sức khỏe sinh sản, tình dục của các cặp đôi. Câu chuyện của cặp vợ chồng trẻ dưới đây là một trường hợp như thế.

Kết quả hình ảnh cho Vợ chồng trẻ “yêu” đều đặn cả năm vẫn không đậu thai, đi khám bác sĩ cười như mếu"

Theo đó, cặp vợ chồng trẻ Trung Quốc cưới nhau đã được 2 năm nhưng thời gian đầu họ có kế hoạch kiểm soát sinh sản do chưa muốn có con. Một năm sau, cặp đôi quyết định “thả” nhưng 1 tháng, 2 tháng rồi đến 6 tháng, 1 năm người vợ vẫn không thể thụ thai. Đến lúc này, cặp đôi mới sốt ruột đến phòng khám sản khoa để kiểm tra.

vo chong tre “yeu” deu dan ca nam van khong dau thai, di kham bac si cuoi nhu meu - 1

Tại đây, bác sĩ đã hỏi cặp vợ chồng trẻ: “Hai người quan hệ tình dục với tần suất thế nào?” Cả hai nhìn nhau rồi đồng thanh nói: “Hàng ngày”. Người vợ còn cho biết thêm, dù cả 2 vợ chồng đi làm bận rộn nhưng tối nào cả hai cũng phải cố gắng “trả bài” đều đặn. Vì quan hệ đều như thế nên họ nghĩ rằng chắc chắn sức khỏe của cả hai hoặc một trong hai người có vấn đề nên suốt 1 năm nay người vợ mới không thể thụ thai.

Khi nghe cặp đôi nói đến đây, nữ bác sĩ đã cười lớn rồi lắc đầu. Bác sĩ cho biết thông qua kết quả khám sức khỏe sinh sản chung thì cặp đôi khỏe mạnh bình thường, tuy nhiên điều đáng nói ở đây là tần suốt làm chuyện ấy và tâm lý của 2 người. Cả hai đã quá mong ngóng nên sinh ra tâm lý lo lắng thái quá. Việc cố gắng “yêu” đều đặn hàng ngày cũng khiến họ càng thêm căng thẳng và cũng không hề tốt cho chất lượng tinh trùng.

Vậy để tăng cơ hội thụ thai, các cặp đôi cần chú ý những điều gì?

1. “Chuyện ấy” không cần quá thường xuyên nhưng cần đúng thời điểm

Một số cặp đôi thiếu kiến thức sinh sản cho rằng vợ chồng quan hệ càng nhiều lần sẽ càng tăng cơ hội thụ thai. Thực tế điều này là không đúng. Khi quan hệ quá thường xuyên với tần suất 1 ngày/lần sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, từ đó sẽ giảm cơ hội mang thai.

Theo các chuyên gia, các cặp vợ chồng muốn có con chỉ cần quan hệ 2-3 lần là đủ. Tuy nhiên, cần tính toán được thời gian rụng trứng trong tháng của người phụ nữ. Quan hệ vào thời điểm ngay trước và trong thời gian trứng rụng thì cơ hội thụ thai sẽ cao hơn nhiều.

vo chong tre “yeu” deu dan ca nam van khong dau thai, di kham bac si cuoi nhu meu - 3

2. Kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi mang thai

Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai rất quan trọng, ít nhất là trước khi mang thai từ 3-6 tháng. Việc này sẽ giúp những người cha mẹ biết sức khỏe mình có tốt không, có gặp vấn đề gì không và để ngăn ngừa những nguy cơ xấu có thể xảy đến với thai nhi sau này. Khi kiểm tra mà phát hiện bất cứ dấu hiệu bệnh tật gì, cặp đôi cần chữa trị càng sớm càng tốt.

3. Chăm chỉ tập thể thao điều độ, có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Khi chuẩn bị mang thai, các cặp đôi cần giữ gì, bảo vệ sức khỏe thật tốt bằng cách tập thể dục điều độ và có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng với những thực phẩm đa dạng.

Cặp đôi cũng cần lưu ý không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc gì trong giai đoạn này bởi một số loại thuốc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành, phát triển của thai nhi sau này.

4. Tâm lý thoải mái

Không ít chị em phải mất từ 6 tháng tới 1 năm mới có thể thụ thai và việc này đôi khi lại khiến họ vô cùng lo lắng, căng thẳng. Chính tâm lý này càng khiến việc thụ thai khó khăn hơn. Theo các chuyên gia sản khoa, tâm lý là vấn đề vô cùng quan trọng với các cặp đôi muốn có con, hãy tạo tâm lý thoải mái nhất, em bé sẽ tự đến với cha mẹ.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/vo-chong-tre-yeu-deu-dan-ca-nam-van-khong-dau-thai-di…

Bụng dưới căng tức có phải có thai không là thắc mắc của rất nhiều chị em đang mong ngóng có con. Bụng dưới căng tức có thể là dấu hiệu có thai sớm, tuy nhiên cũng có thể là những dấu hiệu bệnh lý bất thường.

Theo các bác sĩ sản khoa, hiện tượng bụng dưới căng, tức bụng hay chướng bụng có thể là dấu hiệu có thai sớm. Tuy nhiên, hiện tượng tức bụng, chướng bụng đôi khi cũng là những dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.

Bụng dưới căng tức có phải có thai không?

Theo các bác sĩ, hiện tượng bụng dưới căng tức có thể là dấu hiệu có thai. Nếu chị em đã quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp an toàn và đúng vào thời điểm dễ thụ thai nhất thì chỉ khoảng 10 ngày sau khả năng xuất hiện hiện tượng đau bụng dưới, tức tức nhẹ. Đó là dấu hiệu có thai sớm. 

Khi trứng được thụ tinh và di chuyển vào cổ tử cung để làm tổ, trứng sẽ hình thành các chân giả và nhau thai để cấy vào thành tử cung là nguyên nhân chị em sẽ cảm thấy bụng dưới đau âm ỉ, căng tức nhẹ bụng dưới. 

Hiện tượng căng tức khi mang thai sẽ tiếp diễn trong khoảng 2 tháng đầu của thai kỳ do cơ thể chưa hoàn toàn thích nghi được với thai đã hình thành và phát triển trong tử cung. 

bung duoi cang tuc co phai co thai khong? - 1

Bụng dưới căng có phải có thai không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố (Ảnh minh họa)

Bụng dưới căng kèm theo các dấu hiệu nào để biết có thai?

Ngoài hiện tượng bụng dưới căng thì các dấu hiệu có thai sớm như sau:

– Máu báo thai: Xuất hiện sau khi trứng đã được thụ tinh trong khoảng từ 7 – 14 ngày. Máu ra rất ít màu hồng hoặc nâu. Máu chỉ ra không quá 3 ngày. 

– Chậm kinh: Khi trứng đã được thụ tinh thì chu kỳ sẽ không còn xuất hiện nữa, hiện tượng chậm kinh xuất hiện. 

– Căng tức ngực

– Chuột rút, thường xuất hiện sau khi trứng được thụ tinh thành công trong khoảng 7 – 12 ngày.

– Các dấu hiệu khác như ốm nghén, táo bón, xì hơi, tâm trạng thay đổi thất thường….

Để chắc chắn có thai hay không chị em nên tới cơ sở y khoa để thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán chính xác nhất. 

Căng tức bụng dưới có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm 

Có rất nhiều trường hợp căng tức bụng dưới không phải là dấu hiệu có thai sớm. Nếu không phải có thai thì là dấu hiệu báo hiệu chu kỳ kinh sắp đến. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

bung duoi cang tuc co phai co thai khong? - 3

Bụng dưới căng tức có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm (Ảnh minh họa)

– Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Khi gặp phải bệnh này thì vùng bụng dưới sẽ đau tức và càng về sau càng buốt và nhói rất khó chịu.

– Bệnh sỏi thận: Căng tức bụng dưới kèm theo các cơn đau nhẹ dưới xương sườn là dấu hiệu của bệnh sỏi thận. 

– Nhiễm trùng bàng quang: Khi đi tiểu cảm thấy khó, đau rát vùng kín và tức bụng dưới là dấu hiệu của nhiễm trùng bàng quang. 

– Đau dạ dày: Nếu ăn uống không khoa học, đau dạ dày có thể gây nên các cơn đau âm ỉ hoặc quặn thắt vùng bụng dưới. 

Khi có những biểu hiện căng tức bụng dưới và nghi ngờ bản thân có thai chị em nên thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán. Nếu không phải có thai thì hiện tượng này cũng báo hiệu những dấu hiệu bệnh lý cần chữa trị kịp thời. 

Candida Albicans là tên một loại nấm gây nên bệnh nấm âm đạo thường gặp ở phụ nữ. Đây là loại nấm gây bệnh trên người phổ biến. Liệu nấm candida âm đạo có dễ chữa không? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về nấm candida âm đạo cũng như cách chữa trị căn bệnh này.

Nấm candida âm đạo có dễ chữa không?

1. Nhiễm nấm Candida là bệnh gì?

Nhiễm nấm Candida hay còn gọi là nhiễm trùng nấm men là bệnh nhiễm trùng do một loại nấm tên là Candida gây ra. Nấm này có thể gây tổn thương cho da, miệng, máu và bộ phận sinh dục.

Khi cơ thể khỏe mạnh, môi trường vùng kín cân bằng thì nấm Candida không gây hại. Tuy nhiên, khi môi trường axit mất cân bằng độ pH ở vùng kín sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển, gây nên tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo đối với phụ nữ.

Những vùng cơ thể ẩm ướt là nơi mà bệnh thường xuất hiện. Nguy cơ nhiễm nấm sẽ tăng lên bởi một số loại thuốc và một số bệnh.

2. Dấu hiệu nhận biết bị nhiễm nấm Candida âm đạo

Các dấu hiệu nhận biết bệnh nấm Candida có thể khác nhau tùy thuộc vào vùng bị nhiễm và mức độ nhiễm. Bệnh nhân bị nhiễm nấm âm đạo thường xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Vùng âm đạo bị tấy đỏ, ngứa và đau rát. Bệnh nhân thường gãi khiến cho nấm lan rộng tới hậu môn, bẹn
  • Dịch âm đạo có màu trắng vón cục, thành từng mảng dày dính vào thành âm đạo, không hôi
  • Khi quan hệ có cảm giác bị đau đớn, khó khăn
  • Niêm mạc âm hộ bị viêm đỏ
  • Khí hư ra nhiều
  • Đi tiểu khó, tiểu nhiều
Nấm candida âm đạo có dễ chữa không?
Đi tiểu khó, tiểu nhiều
  • Nếu bị nặng thì âm hộ, môi nhỏ, môi lớn có thể bị đỏ và phù nề.

Lưu ý khi quan hệ tình dục với phụ nữ bị nấm Candida âm đạo, nam giới có thể cũng sẽ bị viêm quy đầu với các dấu hiệu như đỏ, ngứa, và xuất hiện chất nhầy trắng. Sau vài phút hoặc vài giờ sau khi giao hợp, bệnh sẽ xảy ra. Sau khi được vệ sinh, rửa sạch bệnh thường sẽ tự khỏi.

3. Nguyên nhân nhiễm nấm Candida âm đạo?

Bệnh viêm âm đạo do nấm rất thường gặp ở phụ nữ, nó chỉ đứng sau viêm âm đạo do vi khuẩn.

Trên 50% phụ nữ mắc bệnh này ít nhất 1 lần trong đời. Do việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh nên bệnh càng ngày càng có xu hướng tăng lên bởi đây là điều kiện thuận lợi để nấm xâm nhập vào cơ thể.

Sau đây là một số nguyên nhân khiến phụ nữ bị nhiễm nấm Candida âm đạo:

  • Vệ sinh cơ thể kém
  • Mặc quần áo chật, không thoát mồ hôi
  • Đồ lót ẩm ướt, không thoáng khí
  • Tăng nguy cơ bị nhiễm nấm khi quan hệ tình dục
  • Hệ miễn dịch cơ thể kém
  • Dùng kháng sinh trong thời gian dài
  • Phụ nữ trong thời gian mang thai
  • Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường
  • Bệnh nhân đang điều trị ung thư (hóa trị hoặc xạ trị)
  • Bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS

4. Nấm Candida âm đạo có tự khỏi không?

Thường để điều trị nấm Candida âm đạo, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng nấm, gồm các loại thuốc sau đây:

  • Clotriamazole 100mg: đặt 1 viên thuốc đặt âm đạo mỗi đêm trong 7 ngày hoặc đặt âm đạo 1 viên duy nhất Clotriamazole
  • Econazole 150mg: đặt âm đạo 1 viên/đêm trong 3 ngày
  • Fluconazol 150mg: uống 1 liều duy nhất hoặc uống 2 viên/ngày trong 3-5 ngày khi sử dụng Itraconazol 100mg.
  • Có thể dùng Gentian 0,5% để bôi tại chỗ, rửa bằng dung dịch betadin.

Chú ý những loại thuốc này tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.Bên cạnh đó, để hạn chế diễn tiến của bệnh nấm Candida âm đạo, bạn nên có các biện pháp chăm sóc vùng kín như sau:

  • Tránh các chất kích thích như xà phòng, sữa tắm, chất khử mùi âm đạo, thụt rửa âm đạo bởi đây có thể là nguyên nhân khiến cho bệnh càng trở nên trầm trọng
  • Tránh mặc quần bó sát, đồ lót quá chật để vùng âm đạo luôn được khô thoáng
  • Đảm bảo lượng đường trong máu của bạn ở mức cho phép nếu bạn bị tiểu đường
  • Bộ phận sinh dục phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, quần áo phải phơi nơi có ánh sáng mặt trời
  • Nếu bệnh tái đi tái lại, bạn nên đi kiểm tra bởi rất có thể bạn đang bị đái tháo đường hoặc do việc dùng kháng sinh kéo dài, dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen… khiến cho cơ thể bạn bị suy giảm sức đề kháng.

Muốn điều trị khỏi bệnh nấm Candida âm đạo ở phụ nữ, cần điều trị cho cả vợ và chồng vì trong quá trình giao hợp, vi khuẩn nấm sẽ đọng lại ở bao quy đầu và đây chính là nguyên nhân khiến cho người vợ dễ bị tái phát nhiều lần.

Nấm candida âm đạo có dễ chữa không?
Khám bác sĩ để điều trị kịp thời

Khi bị nhiễm nấm Candida âm đạo, bệnh nhân không thể tự khỏi hoàn toàn được nếu không được dùng thuốc đặc trị bởi bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để dùng vì như vậy sẽ bị nhờn thuốc và bệnh sẽ càng khó chữa trị dứt điểm hơn.

Để chữa khỏi bệnh nấm Candida âm đạo, chị em cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, tránh tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần và có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Để tự bảo vệ bản thân khỏi các bệnh viêm nhiễm ở âm đạo, chị em phụ nữ nên chủ động khám, sàng lọc bệnh khi thấy vùng kín có dấu hiệu bất thường. 

Suy buồng trứng đang trở thành nỗi ám ảnh đối với phụ nữ. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt bình thường mà nó còn tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Dấu hiệu suy buồng trứng

1. Thế nào là suy buồng trứng?

Buồng trứng là cơ quan chuyên trách về thụ tinh và sinh sản trong cơ thể của người phụ nữ. Bên cạnh đó, buồng trứng cũng chịu trách nhiệm trong việc sản xuất các hormone sinh sản của nữ là estrogen và progesterone.

Suy buồng trứng sớm là tình trạng các chức năng của buồng trứng ngừng hoạt động chức năng, trong đó bệnh nhân sẽ không thể thực hiện được chức năng sản sinh và nuôi dưỡng trứng để duy trì hoạt động sinh sản ở nữ giới. Bên cạnh đó, các chức năng sinh dục khác của phụ nữ cũng bị ảnh hưởng do hormone kích thích ham muốn không được sản sinh, các nội tiết tố bị rối loạn gây mất cân bằng cơ thể.

Suy buồng trứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm đời sống tình dục và cản trở chức năng sinh sản ở nữ giới cũng như là nguyên gây hiếm muộn ở các cặp vợ chồng.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh suy buồng trứng

suy-buong-trung-1
Việc lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, café, cocain,… ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản sinh hormone

Có nhiều nguyên nhân gây suy buồng trứng, nó có thể có liên quan đến các bệnh về nhiễm sắc thể, di truyền, hoặc là các bệnh lý tự miễn. Tuy nhiên, việc suy giảm hormone estrogen lại là nguyên nhân chính dẫn đến suy buồng trứng. Trong đó những nguyên nhân sau dẫn đến sự suy giảm hormone estrogen:

  • Rối loạn kinh nguyệt trong một thời gian dài khiến cho lượng kinh nguyệt không ổn định.
  • Việc lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, café, cocain,… ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản sinh hormone.
  • Viêm nhiễm bộ phận sinh dục từ các loại vi khuẩn, nấm, virus.
  • Việc cắt bỏ một bên buồng trứng hay vòi trứng,… trong điều trị tác động đến có thể
  • Đặc biệt tình trạng nạo phá thai một cách bừa bãi dẫn tới buồng trứng bị tác động, các nội tiết tố bị rối loạn.

Ngoài ra, việc giảm cân quá mức cùng tình trạng căng thẳng lâu dần gây rối loạn chức năng thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến sự điều tiết nội tiết trong cơ thể làm dẫn đến suy giảm chức năng buồng trứng, giảm hormon estrogen.

3. Dấu hiệu suy buồng trứng

  • Rối loạn kinh nguyệt trong một thời gian dài khiến lượng kinh nguyệt không ổn định, bên cạnh đó trạng thái cũng như màu sắc kinh có sự thay đổi.
  • Thường xuyên bị chóng mặt, buồn nôn đặc biệt là mất ngủ giữa đêm.
  • Giảm ham muốn tình dục, luôn né tránh chuyện giường chiếu.
  • Da dẻ có dấu hiệu nhăn nheo, ngực nhão và xệ.
  • Suy giảm trí nhớ.
  • Âm đạo bị khô và đau rát khi quan hệ tình dục.
suy-buong-trung-2
Giảm ham muốn tình dục, luôn né tránh chuyện giường chiếu

4. Ảnh hưởng của bệnh suy buồng trứng

Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của phụ nữ, đặc biệt trong cuộc sống vợ chồng. Những ảnh hưởng do bệnh gây ra như:

  • Khiến bệnh nhân mất tự tin vào bản thân.
  • Ảnh hưởng đến chuyện chăn gối do bệnh nhân không có ham muốn tình dục và khó có thể đạt được cảm giác khoái cảm trong khi giao hợp.
  • Chức năng sinh sản ở nữ giới bị suy giảm đáng kể do trứng không thể sản sinh và phóng noãn để thụ tinh dẫn đến vô sinh.

Phụ nữ khi nhận thấy các dấu hiệu suy buồng trứng như rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh hay rong kinh,… nên chủ động tới bệnh viện thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời. 

Ngứa âm hộ ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến bộ phận sinh dục nữ bên ngoài. Mặc dù triệu chứng của bệnh này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng rõ rệt hơn vào ban đêm. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn và phiền toái cho người bệnh.

Kết quả hình ảnh cho Ngứa âm hộ nhiều về đêm, phải làm sao?"

1. Hiện tượng ngứa âm hộ

Âm hộ là vùng sinh dục ngoài của phụ nữ. Các nếp gấp bên ngoài của da được gọi là labia majora, các nếp gấp bên trong được gọi là labia minora. Ngứa âm hộ có thể gây ra đau đớn cho bộ phận sinh dục với các biểu hiện: nóng rát, châm chích, đau nhức, nhói và sưng.

Nếu bạn thấy những thay đổi trên vùng da của âm hộ hoặc bị ngứa, rát hay đau, hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe để nhận được những lời khuyên khoa học.

Các phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh đau rát âm hộ bao gồm các biện pháp tự chăm sóc, thuốc men, thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện phản hồi sinh học, vật lý trị liệu, tư vấn tình dục hoặc phẫu thuật.

2. Nguyên nhân ngứa âm hộ

Dưới đây là sáu nguyên nhân phổ biến gây ngứa âm hộ:

2.1 Nhiễm nấm men Candida

Khoảng 20% phụ nữ thường bị nhiễm nấm Candida mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Tại Hoa Kỳ, nhiễm trùng nấm men là bệnh nhiễm trùng âm đạo phổ biến thứ hai sau nhiễm khuẩn. Hầu hết phụ nữ đều trải qua nhiễm trùng nấm men trong cuộc sống thường ngày.

Các triệu chứng của nhiễm trùng nấm men có thể bao gồm: ngứa ở âm đạo, đặc biệt là âm hộ, đau âm đạo, đau khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu,…

Nhiễm trùng nấm men là một loại bệnh rất phổ biến. Người bệnh bị ngứa âm hộ thường tự ý bôi kem chống nấm mua ở ngoài hiệu thuốc mà không thông qua bác sĩ kê đơn. Điều này không giúp tình trạng bệnh đỡ hơn, đặc biệt là nếu nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa này không rõ ràng như nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs).

Vì vậy, khi bị ngứa âm hộ, bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được sự điều trị khoa học. Bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm trùng nấm men dựa trên các triệu chứng và thăm khám phụ khoa. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu dịch tiết ra từ âm hộ của người bệnh để gửi đến phòng thí nghiệm để xác định loại nấm mắc phải.

Điều trị nhiễm trùng nấm men có thể bao gồm thuốc uống, thuốc bôi. Tùy vào tình trạng bệnh mà thời gian phải dùng thuốc sẽ thay đổi.

2.2 Viêm âm hộ do vi khuẩn

Ngứa âm hộ nhiều về đêm, phải làm sao?
Viêm âm hộ do vi khuẩn phổ biến hơn so với nhiễm trùng nấm men

Viêm âm hộ do vi khuẩn phổ biến hơn so với nhiễm trùng nấm men. Phụ nữ ở độ tuổi từ 15 đến 44 dễ mắc phải viêm âm hộ do vi khuẩn nhất. Nhiễm trùng xuất hiện khi có quá nhiều vi khuẩn tích tụ trong âm hộ, nhất là ở phụ nữ thường xuyên quan hệ tình dục.

Viêm âm hộ do vi khuẩn không có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng nhưng có thể xuất hiện những triệu chứng sau: xuất hiện chất nhờn màu trắng hoặc xám mỏng, đau âm đạo hoặc ngứa, vùng kín có mùi tanh, nóng rát khi đi tiểu, ngứa âm hộ…

Viêm âm hộ do vi khuẩn cần được phát hiện thông qua kiểm tra hoặc xét nghiệm trong phòng thí nghiệm từ các mẫu lấy từ âm hộ. Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng trên, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng kháng sinh.

2.3 Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm ngứa âm hộ nhiễm trichomonas và rận mu. Hầu hết những người bị nhiễm trichomonas hoàn toàn không có triệu chứng, nhưng có thể xuất hiện một số triệu chứng như: ngứa âm hộ và âm đạo, mùi âm đạo khó chịu, có đốm bất thường ở bộ phận sinh dục. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh trichomonas, bác sĩ sẽ chỉ định bạn điều trị bằng kháng sinh.

2.4 Chất gây dị ứng và dị ứng

Đôi khi nguyên nhân gây ngứa âm hộ là một thứ gì đó đơn giản như chất gây kích ứng da hoặc dị ứng. Các hóa chất khác nhau có thể gây ra bệnh chàm, dẫn đến viêm và ngứa như: xà bông tắm, chất tẩy rửa, đồ lót nylon, một số loại quần áo, vệ sinh thụt vào âm đạo, chất diệt tinh trùng hoặc chất bôi trơn, nước hoa, thuốc, khăn lau trẻ em, bao cao su latex…

Nếu bạn đột nhiên thấy ngứa vùng kín sau khi chuyển sang một sản phẩm mới, hãy ngay lập tức ngừng sử dụng sản phẩm ấy để xem các triệu chứng của bạn có cải thiện không. Bởi, đó có thể là một trong những nguyên nhân gây ra ngứa âm đạo.

2.5 Địa y Lichen planus

Bệnh Lichen planus có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm da, tóc, móng và màng nhầy. Khi tình trạng này xảy ra trong âm đạo, nó gây ra các mảng trắng và vết loét gây đau. Nếu chúng xuất hiện bên ngoài trên âm hộ sẽ có triệu chứng như ngứa.

Nguyên nhân chính xác của tình trạng da bị Lichen planus chưa được xác định nhưng có thể do một số yếu tố sau tác động đến: vắc-xin cúm, viêm gan C, dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và một số loại thuốc.

Nếu phụ nữ có các triệu chứng như trên, hãy đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán dựa trên các triệu chứng của người bệnh. Nếu cần thiết, bệnh nhân có thể thực hiện một số bài kiểm tra và sinh thiết.

Để giảm ngứa vùng kín do lichen planus gây ra, bác sĩ có thể kê toa thuốc corticosteroid tại chỗ để giải quyết phản ứng miễn dịch bất thường. Thuốc kháng histamin cũng có thể hữu ích trong việc giải quyết cơn ngứa.

2.5 Xơ cứng địa y

Xơ cứng địa y là một tình trạng da mãn tính phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh. Nó làm khô da và có thể gây ngứa, đau và thậm chí là phồng rộp. Mặc dù có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng bệnh thường thấy trên bộ phận sinh dục và hậu môn. Các yếu tố khác có thể xảy ra tình trạng trên bao gồm mất cân bằng hormone, đặc biệt là estrogen và các vấn đề miễn dịch.

Địa y xơ cứng có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào khi bắt đầu, nhưng khi nó tiến triển, bạn có thể nhận thấy các biểu hiện như đốm trắng trên da ngày càng phát triển, ngứa âm hộ, quan hệ tình dục đau, ngứa hậu môn hoặc chảy máu, đau khi đi tiểu.

Bác sĩ có thể chỉ định một số điều trị sau cho người bệnh như dùng steroid tại chỗ để giúp kiểm soát đau hoặc ngứa, tiêm steroid, thuốc uống.

3. Phòng ngừa vùng kín ngứa ban đêm

Mặc dù không thể ngăn chặn hoàn toàn tất cả các cơn ngứa âm hộ, nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp tự chăm sóc âm đạo của mình, bằng cách:

  • Giữ cho âm hộ sạch sẽ bằng cách rửa bằng nước ấm và nhẹ nhàng vỗ, không chà xát;
  • Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thường xuyên đi kiểm tra và khám phụ khoa;
  • Ngứa âm hộ không phải lúc nào cũng là biểu hiện của nhiễm trùng nấm men, vì vậy, bạn cần phải đi khám bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ cơn ngứa nào không biến mất;
  • Âm hộ là một vùng da nhạy cảm, do đó, điều quan trọng là phải chăm sóc nó một cách thích hợp. Nên mặc quần áo rộng và sử dụng đồ lót bằng cotton. Đồ lót cần được giặt sạch sẽ và phơi nơi khô thoáng mát, tránh ẩm ướt. Không mặc quần bó sát;
Ngứa âm hộ nhiều về đêm, phải làm sao?
Âm hộ là một vùng da nhạy cảm, do đó, điều quan trọng là phải chăm sóc nó một cách thích hợp
  • Lưu ý về các chất vệ sinh, mỹ phẩm, nước hoa bạn sử dụng. Mùi hương nhân tạo và hóa chất có thể mài mòn khu vực âm đạo và gây ra phản ứng dị ứng. Không sử dụng xà phòng thơm hoặc giấy vệ sinh có mùi thơm. Không thụt rửa hoặc sử dụng thuốc xịt nữ hoặc bột hoạt thạch.

Ngứa âm hộ có thể được gây ra bởi một loạt các nguyên nhân, và nó thường tồi tệ hơn vào ban đêm. Nếu bạn nhận thấy tình trạng ngứa âm hộ kéo dài hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như chảy mủ hoặc đỏ, hãy đến ngay bệnh viện để được điều trị.

Nguồn: Vinmec.com