Bác sĩ đã gọi hai vợ chồng chị vào để kiểm tra lại lần nữa thì sự thật rất bất ngờ.

Chị Baomao ở thị trấn Tiêu Tác, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc mới sinh con trai đầu lòng. Vợ chồng chị vô cùng hạnh phúc vì dù đã ở tuổi 40, mong muốn có con trai mà giờ mới được hưởng hạnh phúc ấy. Tuy nhiên, cũng chính vì lần đầu làm cha làm mẹ nên vợ chồng chị Baomao không có nhiều kinh nghiệm dẫn đến một sự việc hài hước mới đây.

Theo chia sẻ, sau 1 tuần trở về từ bệnh viện, chị Baomao và gia đình nhận thấy bé có gì đó sai sai. Hình như không bao giờ thấy đứa trẻ mở mắt. Ban đầu họ chỉ nghĩ rằng có lẽ đứa trẻ thích ngủ nên lúc nào cũng nhắm mắt.

con sinh 10 ngay van khong chiu mo mat, nhan ket qua kham cua bac si bo me rat soc - 1

Vợ chồng chị Baomao đau buồn vì con từ khi sinh ra đều không mở mắt.

Tuy nhiên, đến tận ngày từ 10, đứa trẻ vẫn nhắm mắt lúc ăn hay lúc nằm mà chỉ biết khóc khi đang đói. Khi lần tìm ngực mẹ để bú cũng không hề mở mắt.

Thấy biểu hiện bất thường ở con, nghi ngờ bé có bệnh gì nên gia đình chị Baomao đã tức tốc đưa con đến bệnh viện kiểm tra. Tuy nhiên, sau khi khám sơ sinh tại bệnh viện, chẩn đoán của bác sĩ đã gây sốc cho gia đình: Đứa trẻ hoàn toàn khỏe mạnh và không mắc bệnh gì cả, kể cả về mắt.

Giải thích về thắc mắc của gia đình không thấy đứa bé mở mắt, bác sĩ cho biết thực chất bé có mở mắt nhưng cha mẹ không nhìn ra vì mắt đứa trẻ quá nhỏ. Bác sĩ đã gọi vợ chồng chị Baomao vào và chỉ cho họ thấy. Gia đình nhìn kĩ vào mặt con mình thì phát hiện đúng là đứa trẻ đang mở mắt nhìn nhưng vì mắt con quá nhỏ, không to bằng các bé khác nên bố mẹ, ông bà không nhìn ra. Cả gia đình bật cười hài hước vì lầm tưởng của mình.

con sinh 10 ngay van khong chiu mo mat, nhan ket qua kham cua bac si bo me rat soc - 3

Con đang mở mắt mà sao ba mẹ nhìn không ra?

Bác sĩ cũng nói thêm, mắt là bộ phận cơ thể trẻ mang tính di truyền rất cao, nếu mắt của bố mẹ nhỏ thì khả năng cao mắt con sinh ra cũng nhỏ.

Trên thực tế, mắt trẻ sinh ra nhỏ không có nghĩa là suốt đời bé sẽ sống với đôi mắt nhỏ. Có nhiều yếu tố tác động đến mắt trẻ sơ sinh nhỏ. Đặc biệt, em bé quá mập cũng có thể gây nên tình trạng này.

Trẻ sơ sinh đa phần đều mập mạp, núng nính thịt nên mắt sẽ híp lại. Lớn dần, cân nặng của vé sẽ đồng đều hơn và các cơ mắt cũng dần dần được giãn ra.

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/con-sinh-10-ngay-van-khong-chiu-mo-mat-nhan-ket-qua-kham-cua…

Trẻ sơ sinh khóc đêm nhiều, liên tục sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và cân nặng của bé yêu. Khi con có hiện tượng khóc nhiều về đêm bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân con khóc để có cách khắc phục phù hợp, hiệu quả nhất.

Trẻ sơ sinh khóc đêm hay còn gọi là khóc dạ đề là là hiện tượng bé khóc, khó ngủ, không ngủ sâu ngủ yên hoặc đang ngủ giật mình tỉnh dậy khóc thét lên.

Trẻ khóc đêm thường hay ưỡn người, trán đổ nhiều mồ hôi và có biểu hiện khóc dữ dội, toàn thân đỏ ửng, lưng cong, chân co về phía bụng căng cứng và tay nắm chặt.

Các nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc đêm

1. Bé bị đói

Trẻ sơ sinh bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, và dạ dày của bé rất nhỏ, thức ăn là chất lỏng nên bé đói nhanh và đói sau khoảng từ 2 – 3 giờ sau cữ bú. Do đó nhu cầu về dinh dưỡng, sữa mẹ của bé sẽ tăng lên mỗi ngày. Bé chỉ có thể ngủ ngon, dễ ngủ khi được bú no, bú lượng sữa vừa đủ.

Mẹ theo dõi thời gian bé bú và nếu thấy bé quấy khóc, thức dậy sau thời gian bú khoảng 2 tiếng có thể bé bị đói.

tre so sinh khoc dem nguyen nhan do dau va cach khac phuc - 1

Trẻ bị đói, bé sẽ khó ngủ, khóc đêm nhiều (Ảnh internet)

Mẹo chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh bị đói:

– Mẹ cho bé bú thường xuyên, bú đủ lượng sữa bé cần.

– Khi con có dấu hiệu tỉnh giấc quấy khóc do đói sữa, mẹ cho bé bú ngay. Cách này cũng giúp bé dễ ngủ, ngủ lại ngay sau đó.

– Mẹ không nên cho bé bú quá no, khiến bé đầy bụng khó ngủ hoặc dễ bị nôn trớ.

2. Trẻ sơ sinh khóc đêm do buồn ngủ

Trẻ sơ sinh sẽ có thời gian ngủ nhiều hơn thức, nếu mẹ thấy mí mắt bé sụp xuống, bé ngáp ngủ liên tục, tay chà dụi vào mắt và quấy khóc liên tục là dấu hiệu con đã buồn ngủ.

Trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ không đủ giấc là nguyên nhân khiến bé khóc đêm nhiều hơn, dễ tỉnh giấc do ngủ chưa đủ giấc, thiếu ngủ. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ hình thành thói quen xấu, bé ngủ không đúng giờ giấc ảnh hưởng đến sự phát triển, con cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

Cách làm trẻ sơ sinh hết khóc đêm do buồn ngủ:

– Mẹ tập thói quen ngủ đúng giờ cho bé, hạn chế ngủ ngày nhiều.

– Để con ngủ trong phòng ngủ yên tĩnh, thoáng đãng, tránh tiếng ồn từ bên ngoài.

– Mẹ hát ru cho bé ngủ hoặc ngủ cùng bé tạo cảm giác an toàn cho con.

– Vỗ về, ôm lấy bé.

– Cho bé bú nếu bé bú trước đó được hơn 1 tiếng đồng hồ.

3. Bé bị ốm

Bé bị ốm, cảm cúm, sốt, ho… là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc đêm nhiều, khó ngủ hơn. Sức đề kháng của bé lúc này kém hơn, những triệu chứng của bệnh khiến con mệt mỏi, khó ngủ, khóc đêm nhiều hơn.

Với trường hợp này, mẹ cần phải lưu ý theo dõi và quan sát nếu con khóc quá nhiều kèm theo sốt cao, bỏ ăn mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra sớm.

tre so sinh khoc dem nguyen nhan do dau va cach khac phuc - 3

Các triệu chứng của ốm như sốt, mệt mỏi, ho… khiến bé khó ngủ, khóc đêm nhiều (Ảnh internet)

Mẹo trị trẻ sơ sinh khóc đêm do ốm sốt

– Mẹ áp dụng cách cách hạ sốt cho bé như: Đắp khăn ấm lên trán bé, cho bé bú, để trẻ nghỉ ngơi…

– Chia nhỏ các cữ bú, bổ sung đủ lượng sữa mẹ cho bé, giúp bé tăng cường sức đề kháng dễ ngủ.

– Đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra và được hạ sốt, điều trị khỏi bệnh nhanh nếu bé bệnh nặng.

4. Tã, chăn ga ẩm ướt

Bé sơ sinh khó có thể ngủ ngon nếu tã quần, chăn ga giường ẩm ướt và bẩn. Chúng sẽ khiến bé khó chịu, khó ngủ và lạnh hoặc dị ứng, ngứa ngáy vùng bẹn, mông nếu tã bỉm, chăn ga bẩn, ướt để lâu không được thay ngay.

Nguyên nhân này khiến trẻ sơ sinh hay khóc đêm, khó ngủ nếu không được thay đồ mới, sạch sẽ.

Cách làm trẻ sơ sinh hết khóc đêm:

– Mẹ thường xuyên kiểm tra tã bỉm, chăn ga nếu thấy bé đi tiểu đầy tràn ra ngoài bỉm phải thay ngay và thay bỉm tã theo giờ quy định.

– Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu cotton cho bé.

– Chăn ga giường phải đảm bảo sạch sẽ, không ẩm ướt để bé ngủ ngon, ngủ sâu giấc.

5. Trẻ sơ sinh khóc đêm do ngủ một mình

Với những bé sơ sinh ngủ riêng ngay từ đầu, bé rất dễ khóc đêm do cảm giác lo sợ, giật mình khi không có bố mẹ ở bên. Tình trạng này sẽ diễn ra thường xuyên ở những ngày đầu bé tập ngủ riêng.

tre so sinh khoc dem nguyen nhan do dau va cach khac phuc - 4

Ngủ một mình, không có bố mẹ ở bên bé sẽ có cảm giác bất an, ngủ hay giật mình khóc thét (Ảnh internet)

Còn với những bé ngủ với bố mẹ, do quen được bố mẹ ôm vỗ về khi không cảm nhận được hơi ấm của bố mẹ, bé rất dễ giật mình thảng thốt, khóc đêm nhiều. Nguyên nhân này khá phổ biến gây lên tình trạng trẻ khóc đêm nhiều.

Mẹo khóc đêm cho trẻ sơ sinh

– Mẹ nên vỗ về, ôm con ngủ tạo cảm giác an toàn, yên tâm cho bé.

– Bật những bài nhạc nhẹ nhàng, du dương cho bé dễ ngủ, ngủ sâu tránh tỉnh giấc khi ngủ, khóc đêm nhiều.

– Với trẻ sơ sinh ngủ riêng, mẹ nên thường xuyên vào thăm kiểm tra con, vỗ về, an ủi khi bé khóc đêm. Tránh để bé khóc lâu, nôn trớ hoảng sợ khi ngủ.

6. Trẻ sơ sinh khóc đêm do tiếng ồn

Tiếng ồn bên ngoài như: Tiếng nói chuyện, xe cộ, tivi, loa đài, tiếng chó sủa… là nguyên nhân khiến bé khó ngủ, dễ khóc đêm và hay bị thức giấc khi ngủ. Những tác động bên ngoài này sẽ khiến bé bị giật mình khi ngủ và khóc thét, có cảm giác bất an, lo sợ.

Do đó, các chuyên gia luôn khuyên mẹ tạo môi trường, phòng ngủ yên tĩnh, thoáng đãng cho bé dễ ngủ, ngủ ngon nhất.

Cách làm trẻ sơ sinh hết khóc đêm do tiếng ồn:

– Mẹ đảm bảo khi bé ngủ không tạo ra tiếng ồn ào nào.

– Cho bé ngủ trong phòng yên tĩnh, tránh tiếng ồn.

– Trong lúc bé ngủ hoặc ngủ lại sau khi tỉnh giấc mẹ cần đảm bảo đi lại, nói chuyện nhẹ nhàng, tránh rơi vỡ đồ đạc làm bé giật mình khó ngủ.

7. Phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh

Nhiệt độ trong phòng ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Nếu nhiệt độ mùa hè trong phòng quá nóng hoặc nhiệt độ mùa đông trong phòng quá lạnh sẽ khiến bé khó ngủ, quấy khóc nhiều hơn do khó chịu, bí bách trong người.

Bé chỉ có thể ngủ ngon, giấc ngủ sâu và ít khóc đêm khi nhiệt độ phòng ngủ đảm bảo, vừa vặn không quá nóng quá lạnh để bé ngủ ngon hơn.

Mẹo trị trẻ sơ sinh khóc đêm do nhiệt độ trong phòng

– Mẹ điều chỉnh nhiệt độ điều hòa hoặc quạt gió, sưởi phù hợp, mức nhiệt tốt nhất cho giấc ngủ của bé.

– Mẹ không nên mặc quá nhiều đồ cho bé, đắp chăn gối nặng khiến bé khó ngủ, khó chịu.

– Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong phòng, tránh để bé quá nóng, quá lạnh khó ngủ, khóc đêm nhiều.

8. Bé bị dị ứng

Bé bị dị ứng thời tiết, nóng phát ban, dị ứng sữa tắm hoặc dị ứng với sữa ngoài (trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé bú). Những vết mẩn đỏ kèm theo triệu chứng ngứa rát, khó chịu là nguyên nhân bé khóc đêm, khó ngủ do da bị dị ứng.

tre so sinh khoc dem nguyen nhan do dau va cach khac phuc - 5

Dị ứng khiến bé khó ngủ, cáu gắt, khóc nhiều (Ảnh internet)

Da trẻ nhỏ rất nhạy cảm do đó mẹ tránh để bé bị phát ban, nổi mẩn đỏ do dị ứng các loại nước tắm, đồ ăn, thời tiết…

Cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm do dị ứng:

– Không tắm các nước nước tắm bằng lá, sữa tắm cho trẻ sơ sinh.

– Khi thời tiết thay đổi, oi nóng mẹ không nên đưa bé ra ngoài, tránh dị ứng thời tiết.

– Mẹ không đủ sữa, ít sữa trước khi cho bé uống sữa công thức mẹ nên tham khảo kiến bác sĩ.

9. Trẻ sơ sinh khóc đêm do đau bụng

Đau bụng là nguyên nhân trẻ sơ sinh hay khóc đêm kéo dài. Đau bụng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau do hệ tiêu hóa của bé không hoạt động tốt gặp các vấn đề về đường ruột.

Trường hợp trẻ bị đau bụng, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và cách giảm đau, phục hồi tình trạng sức khỏe sớm cho bé.

Cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm do đau bụng:

– Chế độ dinh dưỡng của mẹ phải đảm bảo đủ chất, ăn các thực phẩm sạch, lợi sữa, kiêng ăn đồ hải sản, cay nóng không tốt cho tuyến sữa, trẻ dễ bị táo bón, đau bụng…

– Đưa trẻ đi khám thường xuyên, theo lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện và điều trị bệnh sớm nếu bé có dấu hiệu đau bụng.

tre so sinh khoc dem nguyen nhan do dau va cach khac phuc - 6

Trẻ sơ sinh khóc đêm do đau bụng mẹ nên lưu ý đưa trẻ đi bệnh viện khám (Ảnh internet)

10. Trẻ ăn quá no

Sai lầm của mẹ trong cách cho trẻ bú là bú quá no vào buổi tối khiến bé đầy bụng, khó ngủ dễ khóc đêm. Tình trạng trẻ bú nhiều sữa sẽ gây khó chịu ở bụng con trong một thời gian, bé buồn ngủ, khó chịu bụng con sẽ khó ngủ, khóc gắt ngủ nhiều hơn.

Trẻ bú quá no vào buổi tối dễ dẫn đến tình trạng nôn và trớ sữa khi khóc.

Mẹo trị khóc đêm ở trẻ do ăn quá no:

– Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ không nên cho bé bú quá no.

– Không nên cho bé ngủ ngay sau bú.

– Sau khi bú mẹ có thể massage nhẹ nhàng chân tay, bụng, lưng để bé dễ ngủ, ngủ ngon không khóc đêm.

11. Trẻ khóc đêm do mẹ sử dụng chất kích thích

Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ có sử dụng các thực phẩm đồ uống có chất kích thích như: Cafein, thuốc lá, rượu, bia, trà, nước ngọt có ga… Các chất kích thích này tác động vào sữa mẹ, khiến chất lượng sữa mẹ giảm, bé khó ngủ, mất ngủ kéo dài.

Cách chữa mất ngủ ở trẻ sơ sinh do mẹ sử dụng chất kích thích:

– Mẹ không sử dụng bất kỳ chất kích thích nào để đảm bảo nguồn sữa tốt nhất, bé ăn ngon, ngủ ngon.

– Tránh để trẻ tiếp xúc, chơi đùa trong môi trường có khói thuốc lá.

Trẻ sơ sinh khóc đêm đến từ nhiều nguyên khác nhau, do đó bố mẹ nên tìm hiểu và áp dụng những cách, mẹo trị khóc đêm ở bé sơ sinh hiệu quả. Giúp con ngủ ngon, tăng trưởng về chiều cao cân nặng và khỏe mạnh, bố mẹ cũng sẽ nhàn hơn khi biết cách chăm con đúng cách.

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/tre-so-sinh-khoc-dem-nguyen-nhan-do-dau-va-cach-khac-phuc-c3…

6 – 12 tháng tuổi là giai đoạn cơ thể của bé dần cứng cáp, các kỹ năng vận động cơ bản cũng được hình thành và phát triển. Lúc này, mẹ bắt đầu băn khoăn rằng không biết có nên cho cho bé làm làm quen một số động tác thể dục mỗi ngày?  Cùng Tri thức sức khỏe giải đáp những thắc mắc của mẹ qua bài viết dưới đây nhé!

Vì sao vận động rất quan trọng trong giai đoạn đầu đời của bé?

Có rất nhiều bố mẹ cho rằng việc luyện tập thể dục thể thao là điều chưa thực sự cần thiết với bé dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế các bài thể dục phù hợp theo từng giai đoạn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển cả về thể chất và não bộ của bé.

Theo Hiệp hội thể thao và giáo dục thể chất quốc gia (Anh) dù bé ở giai đoạn sơ sinh, mới biết hay đã đi nhà trẻ đều cần dành 30 – 60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày. Khi bé được làm quen với việc tập thể dục từ sớm sẽ tạo được thói quen tốt ngay từ nhỏ và là nền tảng cho những hoạt động tích cực về sau này của bé.

Không chỉ vậy, những bài tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ giúp bé tăng sức đề kháng, mà còn giúp bé nhanh đói, ăn nhiều và ngon miệng hơn để bù đắp lượng calo đã tiêu thụ.

Được vận động mỗi ngày con thoải mái quá mẹ ơi!

Mẹ cần chuẩn bị những gì?

Đầu tiên mẹ cần hiểu rõ cơ thể, sở thích của bé từ đó lựa chọn những bài tập phù hợp, kích thích khả năng vận động nhiên.

Tiếp theo mẹ hãy đặt bé nằm lên một bề mặt phẳng, sạch sẽ và mềm mại. Mẹ có thể trải một tấm thảm hoặc một chiếc khăn sạch cho và giữ nhiệt độ trong phòng thoáng mát, tốt nhất là 28 độ. Mẹ cũng nên đảm bảo cắt móng tay cho bé gọn gàng, để tránh bé tự làm tổn thương da. Cuối cùng, mẹ cần cho bé mặc áo thoải mái, thoáng mát để bé vận động dễ dàng.

Mẹ nên lập ra một thời khóa biểu cố định cho việc luyện tập của bé. Các chuyên gia khuyên rằng, tốt nhất mẹ nên cho bé tập thể dục mỗi ngày, tại cùng một thời điểm và có cùng độ dài về thời gian. Điều này sẽ giúp bé trở nên quen thuộc và tự ý thức được việc tập luyện và dần trở nên “hợp tác” với mẹ hơn.

Mẹ cùng tập với con như thế này con thích lắm mẹ ạ!

Một số bài tập cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi

Những ngày đầu tiên để khuyến khích bé tham gia vào các trò chơi “vận động” này mẹ nên luyện tập cùng, hướng dẫn bé để bé dần làm quen và tự tin hơn.

Bài tập với tay

Dùng tay của mẹ từ từ kéo bé ngồi thẳng dậy và dần hạ xuống. Động tác này giúp các cơ, khớp tay bé giãn ra, linh hoạt hơn. Hãy khuyến khích để tay bé chạm, nắm vào chân của chính mình. Để bé tự khám phá cơ thể mình, giúp  não của bé ghi nhận những thông tin hữu ích cho việc phát triển kĩ năng vận động.

Ngoài ra mẹ cũng nên khuyến khích bé sử dụng các ngón tay để lấy đồ chơi trong hộp, sử dụng bút màu, thìa dĩa, thậm chí ăn bằng tay … sẽ giúp phát triển khả năng điều khiển cơ tay của bé.

Tay của con đang dần linh hoạt hơn rồi đó mẹ

Tập đi

Khi cơ thể của bé đã cứng cáp, bé thoải mái hơn với việc di chuyển chân, mẹ hãy dẫn dắt để bé đi những bước đầu tiên. Mẹ lưu ý trong quá trình tập chỉ nắm chặt tay chứ không kéo tay của bé. Hãy để bé vận động theo bản năng một cách tự nhiên nhất từ đó tăng cường các phản ứng thần kinh cơ từ nhóm cơ lưng. Ở giai đoạn 6 – 12 tháng này khi bé có thể tự đứng, các bé sẽ rất hào hứng về việc di chuyển chân.

Mẹ nhìn con bước có giỏi không mẹ?

Luyện tập cùng đồ chơi

Những trái bóng mềm mềm, hay những đồ chơi đầy màu sắc sẽ thu hút, giúp bé hứng thú hơn với việc luyện tập. Mẹ hãy bắt đầu với những hoạt động đơn giản như cùng bé lăn bóng qua lại, nảy bóng, tung bóng, cùng mẹ vượt qua các “chướng ngại vật” là đồ chơi được mẹ bày trí sẵn… Đồng thời luôn khuyến khích bé tự điều khiển cơ thể để đem những dụng cụ tập luyện cho mẹ.

Ở giai đoạn này luyện tập thể dục cho bé là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý lựa chọn những bài tập phù hợp với thể chất của từng bé. Để bé có được sự phát triển toàn diện cần sự kết hợp của cả chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý, đúng khoa học. Hi vọng những bài  tập thể dục được chia sẻ ở trên có thể giúp mẹ chăm sóc con tốt hơn trong những năm tháng đầu đời.

y là bài chia sẻ của cựu vận động viên, huấn luyện viên thể hình Nguyễn Thế Thanh Tùng (thành viên Hiệp hội khoa học thể thao quốc tế – ISSA) về phương pháp tập luyện tăng chiều cao cho trẻ em cùng Zing.vn:

Nhiều người cho rằng trẻ em tập thể hình sẽ bị lùn. Điều này đã được nhiều nhà khoa học và chuyên gia về thể hình chứng minh không chính xác. Nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến chiều cao là chế độ dinh dưỡng và tập luyện chưa hợp lý. 

Thể hình cho trẻ em là thực hành những động tác, bài tập cơ bản để phát triển thể chất cho bé đến mức hoàn hảo nhất tùy thuộc vào từng giai đoạn.

Mỗi giai đoạn đều có bài tập để phát triển thể chất, các kỹ năng giúp trẻ năng động, hạn chế béo phì, giảm huyết áp cao, tăng cường trao đổi chất, tăng chiều cao, đề cao lợi ích cộng đồng, làm nền tảng cho tuổi trưởng thành. 

Ngoài ra, thể thao cũng tăng khả năng miễn dịch, sức đề kháng và chức năng cho các bộ phận trong cơ thể như tim, phổi khỏe mạnh, động mạnh, tĩnh mạch được lưu thông, giảm lượng đường trong máu, ngừa ung thư, điều hòa huyết áp, kích thích xương khớp phát triển. 

Đa số phụ huynh lựa chọn các môn bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền cho con để phát triển chiều cao. Tuy nhiên, để con trẻ đủ thể lực tham gia các môn thể thao này, bạn nên cho con tập thể hình. 

Tang chieu cao cho tre bang cach tap the hinh hinh anh 1

Có thể cho trẻ tập các bài đơn giản như đu xà, giãn cơ. Ảnh: Subin.

Cách tập luyện giúp trẻ tăng chiều caoThể hình phát triển toàn diện, khai thác tiềm năng và phát huy sở trường của trẻ. Trẻ không thích hợp với chạy sẽ không tham gia được các môn như bóng đá, điền kinh, bóng rổ hoặc tennis nhưng có thể phát triển môn thể thao dưới nước và ngược lại. 

Cách tập luyện giúp trẻ tăng chiều cao

Trước mỗi buổi tập, bạn nên cho trẻ khởi động làm nóng toàn thân. Trong và sau thời gian tập luyện, trẻ cũng nên uống nhiều nước để bù đắp lượng nước đã mất. 

Trong một tuần, bạn có thể xây dựng lịch tập 2-3 ngày và đa dạng hóa các bài tập để tránh cảm giác nhàm chán. 

Một số bài tập giúp phát triển chiều cao hiệu quả:

– Đu người trên xà đơn: Khác với người lớn cần đu và hít cho đầu hoặc cằm qua xà, trẻ em chỉ cần bắt đầu bằng việc rướn người, nâng độ khó từ từ.

– Bài tập co giãn: Giãn người như rắn hổ mang, ngồi thẳng chân và gập người đưa tay nắm mũi chân cũng là những bài tập đơn giản nhưng giúp trẻ cải thiện chiều cao hiệu quả.

– Bài tập nhảy: Nhảy dây, nhảy cao giúp tăng cường sự phát triển của xương sụn, cải thiện chiều cao, vóc dáng cơ thể. Đây cũng là bài tập dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.

– Môn thể thao khác như bơi lội, bóng rổ, chạy bộ giúp trẻ vận dụng nhiều loại cơ, tăng sự dẻo dai, bền bỉ, kích thích tăng trưởng và phát triển chiều cao. 

Khi tập luyện, cha mẹ lưu ý nên để chúng tự lựa chọn môn thể thao yêu thích dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên có chuyên môn, không ép trẻ vận động quá sức.

Tang chieu cao cho tre bang cach tap the hinh hinh anh 2

Huấn luyện viên Thanh Tùng. Ảnh: NVCC.

Chế độ dinh dưỡng

Theo văn hóa Á Đông, cơm là ưu tiên hàng đầu trong mỗi bữa ăn gia đình. Cơm mang rất nhiều năng lượng nhưng lại không đủ chất để chúng ta phát triển chiều cao, đặc biệt trẻ em. Chúng chiếm nhiều năng lượng làm cơ thể không thể hấp thụ những chất dinh dưỡng từ thịt, cá và rau quả.

Protein là dưỡng chất đóng vai trò lớn nhất trong việc phát triển chiều cao cho trẻ bằng cách xây dựng các mô. Thiếu hụt protein có thể dẫn đến giảm cân nặng, hệ thống miễn dịch yếu, tăng trưởng bất thường. Một số loại thực phẩm giàu protein như sữa tươi, các loại đậu, thịt gà, rau bina, cà rốt, các loại hạt.

Phụ huynh nên có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia thể thao để biết được liều lượng thức ăn phù hợp, giúp trẻ không thừa chất gây béo phì, tránh bị suy dinh dưỡng, nhiều năng lượng để tham gia hoạt động thể thao. Thông thường, cơ thể trẻ cần lượng calo được tính theo cân nặng và tỷ lệ vận động (trung bình 1.000-1.400 calo/ngày). Khi ăn uống, cha mẹ không nên để trẻ bỏ bữa hoặc ăn vặt quá nhiều, dinh dưỡng phải phù hợp với chế độ tập luyện. 

Trên thực tế, trẻ em sẽ thoải mái hơn khi có ba mẹ cùng tập luyện, và ngoài việc tham gia cùng con những lớp học tại trung tâm, ba mẹ cũng có thể tổ chức những buổi tập nhỏ tại gia để củng cố thêm cho con với những bài tập đơn giản dưới đây.

Push-Ups (Bài tập chống đẩy)


Ảnh: Stuttgartcitizen

Với cấu tạo thể trạng của mình, những đứa trẻ thực ra có thể chống đẩy nhiều lần hơn cả người lớn. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy sự dẻo dai của trẻ em, vì chúng có thể chống đẩy cả bằng chân lẫn bằng đầu gối. Đừng quá quan tâm về vấn đề tư thế đúng sai, vì dẫu sao trẻ nhà bạn cũng sẽ nhận được những lợi ích nhất định từ những bài chống đẩy có bạn thực hiện cùng.

Squats (Bài tập gánh đùi)

Bài tập dành cho phần dưới của cơ thể này vốn đã quá phổ biến. Đối với trẻ em, động tác Squat sẽ giúp chúng có phần lưng dưới cứng cáp hơn, có được một cơ thể săn chắc, các cơ và gân cốt dẻo dai. Cho trẻ thực hiện Squat tự nhiên hoặc cầm thêm những vật có trọng lượng vừa với sức của chúng để phát huy hiệu quả bài tập một cách tối đa.

Planks (Bài tập hít đất tĩnh)


Ảnh: huffpost

Có được một cơ thể khỏe mạnh ngay khi còn nhỏ là một điều cực kì tuyệt vời, và các bài tập hít đất tĩnh sẽ giúp bé nhà bạn đạt được điều đó. Nếu giữ được động tác Plank càng lâu thì phần cơ trung tâm (Core) sẽ ngày càng chắc khỏe. Khuyến khích trẻ thực hiện thường xuyên và tạo ra niềm vui tập luyện như chơi một trò chơi nhỏ giữa ba mẹ và bé xem ai có thể giữ vị trí lâu hơn.

Crunches (Bài tập gập bụng)


Ảnh: Buenavibra

Một bài tập khá dễ dàng mà trẻ có thể học được một cách nhanh chóng, và nếu thực hiện thường xuyên sẽ hỗ trợ tốt cho phần cơ trung tâm (Core) nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung đều trở nên săn chắc. Bài gập bụng cũng không quá khắt khe về việc phải giữ đúng tư thế, miễn là bạn không để bé nhầm lẫn giữa gập bụng và bài tập ngồi lên (Sit-up), đó là một tư thế có thể khiến trẻ gặp khó khăn với phần lưng của mình.

Lunges (Bài tập chùng chân)

Đây là một bài tập đơn giản dành cho phần thân dưới mà bất cứ trẻ em nào cũng có thể dễ dàng thực hiện được. Điều trẻ cần làm chính là đứng tại chỗ và nhón chân lên với phần gót không chạm sàn, phần khó nhất có lẽ là giữ thăng bằng, vì thế trong quá trình tập, ba mẹ hãy kề bên và giúp con giữ thăng bằng trên hai chân.

Burpees (Bài tập ép cơ ngực)

Đây là bài tập gồm một chuỗi động tác giúp con bạn đốt cháy nhiều năng lượng trong thời gian ngắn. Bạn chỉ nên cho trẻ thực hiện chuỗi Burpees đơn giản nhất bao gồm: Squat – nhảy ra sau – nhảy về trước – đứng thẳng và nhảy lên. Thực hiện lặp lại khoảng mười lần rồi cho bé nghỉ ngơi để cơ thể được hồi phục.

Mountain Climbers (Bài tập leo núi)

Đây là động tác mô phỏng động tác leo núi tại chỗ mà ba mẹ và bé có thể thoái mái thực hiện cùng nhau. Hãy biến bài tập này thành một cuộc thi để chọn ra người leo núi nhanh nhất. Kiểu bài tập này sẽ mang đến nhiều hứng thú cho trẻ và giúp tác động đồng thời đến phần thân trên và phần cơ trung tâm (Core).

Gorilla Walk (Bài tập đi kiểu tinh tinh)

Trong bài tập này, trẻ sẽ nắm chặt tay với đôi chân chạm sàn, sau đó đồng thời chuyển động tay và chân ở cùng bên về phía trước rồi luân phiên đổi bên (chân trái với tay trái – chân phải với tay phải). Bài tập này giúp cải thiện thể chất và củng cố cơ xương khớp của bé. Đây cũng là một bài tập vui nhộn có thể giúp bé thư giãn trong quá trình tập.

Bear Crawl (Bài tập bò kiểu gấu)


Ảnh: Fitandwrite

Đây là một bài tập khá khó nhưng giúp trẻ phát triển được cơ bụng và đốt cháy được lượng mỡ thừa. Cho trẻ bắt dầu với tư thế khởi động với tay và đầu gối chạm sàn, sau đó nâng gối lên và di chuyển người về trước bằng chân và tay. Bài tập vui này có thể giúp trẻ tăng cường được cơ bắp trên toàn cơ thể.

Những bài tập kể trên ba mẹ đều có thể tham gia ngay bên cạnh cùng con và giúp trẻ sửa lỗi. Việc có ba mẹ tập cùng có thể là tấm gương và hình mẫu tốt giúp trẻ có động lực rèn luyện tốt hơn.

Nhồi nhét kiến thức, học ngày đêm có thể gây tác dụng ngược; trẻ cần vận động, chơi thể thao để có năng lượng tích cực, giúp ích việc học.

Giúp con bắt nhịp với thời gian biểu mới

Nếu trong kỳ nghỉ hè, trẻ (6-12 tuổi) chủ yếu vui chơi, giải trí thì vào năm học mới, trẻ dành phần lớn thời gian để học tập. Do chưa quen với sự thay đổi, trẻ có thể gặp trở ngại trong việc duy trì sự tập trung, khó tìm thấy cảm hứng, dễ bị mệt mỏi khi đến trường.

Nhiều phụ huynh băn khoăn làm cách nào để trẻ bắt nhịp tốt với lịch học ở trường. Số khác mong giúp con tìm thấy nguồn năng lượng tích cực để có tâm thế học tập.

Theo chuyên gia tâm lý Tô Nhi A, phụ huynh có thể hỗ trợ con bằng cách thiết lập thời gian phù hợp; thỏa thuận cùng con giờ tự học, tập luyện thể thao. Mẹ còn có thể trang trí thời gian biểu, dán ở nơi mà gia đình quan sát được. Cài đồng hồ báo thức ở các mốc quan trọng để con không quên hoạt động cần thiết và ba mẹ có thể hỗ trợ bé dễ dàng.

Cha mẹ không nên thay đổi nhịp sinh học của con đột ngột, ví dụ trong kỳ nghỉ hè con có thể ngủ đến 8h sáng nhưng khi đi học phải dậy từ 6h. Trẻ cần thời gian để thích nghi. Mẹ nên điều chỉnh dần trước đó một tháng hoặc vài tuần.

Nhiều năm đồng hành cùng con, MC Thanh Thảo có kinh nghiệm giúp bé Dâu (9 tuổi) sẵn sàng đến trường. Chị hạn chế thay đổi thời gian biểu khi vào năm học vì không muốn con phải làm quen lại từ đầu.

Trước ngày đi học một tuần, MC tập cho con dậy sớm hơn, lúc 6h30. Con đi học về thì sẽ tắm, nghỉ ngơi, ăn cơm, sau đó làm bài tập. Trước khi đi ngủ, chị cùng các con đánh cờ, tập yoga 30 phút hoặc mở nhạc nhảy để giải phóng năng lượng. Đây là hoạt động thường ngày của gia đình chị, dù trong mùa hè hay năm học. So với lúc nghỉ hè, con ngủ sớm hơn 30 phút.

Thanh Thảo cân bằng việc học và chơi của con khi vào năm học mới.

Thanh Thảo cân bằng việc học và chơi của con khi vào năm học mới.

Không ép con học quá nhiềuChuẩn bị tâm thế cho con cũng quan trọng. Nếu chưa sẵn sàng, bé dễ bị mất năng lượng. Phụ huynh có thể nhắc khéo rằng “Chúng ta đã kết thúc kỳ nghỉ hè và đi học lại rồi”. Chọn mua cho con dụng cụ học tập bắt mắt giúp con hứng thú với việc sử dụng chúng, từ đó thích học hơn. Ba mẹ có thể cùng bé xem trước sách giáo khoa nhưng không nên bắt con học trước. Trẻ vẫn có vài giờ vui chơi, tập luyện thể thao như lúc nghỉ hè để thư giãn.

Trẻ học tốt hơn khi tìm thấy niềm đam mê, có nguồn năng lượng tích cực. Không phải cứ cho con học nhiều giờ, học thêm nhiều môn thì sẽ giỏi. Nhồi nhét, bắt bé học có thế gây tác dụng ngược.

Trong cuộc trò chuyện giữa các gia đình, cha mẹ thường hỏi thăm thành tích học tập của con, ít khi đề cập đến thành quả hay sự rèn luyện ở khía cạnh khác. Đó là thực tế được chuyên gia tâm lý Tô Nhi A chỉ ra.

Bà Tô Nhi A giải thích, phụ huynh thường có tâm lý bắt con học quá nhiều. Điều này không sai nhưng đây chỉ là góc nhìn ở trục tọa độ tri thức, phụ huynh quên mất rằng sự phát triển của trẻ còn được đo theo các trục khác như kỹ năng, thể chất, phẩm chất… Trẻ như cây non đang lớn, để phát triển tốt không thể chỉ bón phân, tưới nước hoặc phơi nắng mà cần có sự hài hòa giữa các yếu tố đó. Con cái cũng thế, ba mẹ cần giúp con phát triển đa dạng, toàn diện ở các mặt.

Mỗi bé có thể mạnh riêng, có bé học giỏi các môn trí tuệ như toán, khoa học, một số thể hiện tốt ở mặt thể chất bóng rổ, bóng đá… Tùy vào điểm mạnh của con, độ tuổi, tính cách mà mẹ khuyến khích phù hợp.

Tập luyện thể thao giúp các em giải tỏa căng thẳng.

Tập luyện thể thao giúp các em giải tỏa căng thẳng.

Tạo nguồn năng lượng tích cựcCác môn học ở trường đóng vai trò nền tảng, chứ không quyết định sự thành công của trẻ. Gia đình chỉ nên nhắc nhở, động viên để con hoàn thành bài tập. Trẻ bắt đầu đi học cần được xây dựng kỹ năng tự giải quyết vấn đề, từ đó mới có thể vượt qua nhiều chướng ngại.

Thời gian vui chơi, thư giãn hợp lý sẽ tạo nguồn năng lượng tích cực cho trẻ. Các em có động lực, tinh thần thoải mái hỗ trợ rất nhiều cho việc học. Con cần tiếp xúc, học hỏi thêm từ môi trường xung quanh mới có thể phát triển toàn diện.

Sau những giờ học căng thẳng, mẹ có thể cho con chơi thể thao. Con có thể thêm niềm vui, giải tỏa áp lực học hành. Nếu có thời gian, phụ huynh cùng chơi để gắn bó với con, từ đó, dễ chia sẻ chuyện học, trường lớp, bạn bè.

Chuyên gia tâm lý Tô Nhi A chia sẻ thêm, năng vận động, tập thể thao giúp con có sức khỏe. Thể thao đóng vai trò kích thích tuần hoàn máu não, cho con tư duy và học tốt hơn. Tập thể thao cũng cải thiện thể lực, đem đến nguồn năng lượng tích cực, hạn chế mệt mỏi.

Mùa hè vừa qua là thời gian ý nghĩa với bé Nguyễn Thị Anh Thư (11 tuổi). Bé vừa trở về sau giải thi đấu Cúp Milo Vô địch Thế giới tại Barcelona (Tây Ban Nha) và bước vào cấp 2. Thư có nhiều bài vở hơn, chương trình học khó hơn nhưng mẹ Thư luôn động viên bé duy trì vận động.

Lên cấp học mới, Anh Thư được mẹ động viên duy trì hoạt động thể thao.

Lên cấp học mới, Anh Thư được mẹ động viên duy trì hoạt động thể thao

Vợ chồng MC Thanh Thảo cũng khuyến khích bé Dâu nuôi dưỡng niềm đam mê bóng rổ. Một tiếng tập bóng vào 2 ngày trong tuần giúp Dâu giải tỏa căng thẳng, kết nối bạn bè.Chị Thu Hương – mẹ Anh Thư cho biết, thể thao là môi trường tốt để bé duy trì thể lực, rèn giũa đức tính, kỹ năng, cho con bài học ngoài giáo án nhà trường. Chị đồng hành cùng con cân bằng giữa học và chơi, tập luyện thể thao.

Đối với nhiều bậc cha mẹ, việc tập thể dục là vô cùng khó khăn vì vừa phải giải quyết việc công ty, vừa giải quyết việc nhà, lại vừa phải chăm con. Làm thế nào để vẹn cả đôi đường?

Tuy nghe có vẻ đầy thách thức, không kể tới việc liệu bạn có thể tập luyện được khi trẻ nhỏ đang vây quanh hay không nữa. Thế nhưng, bạn sẽ sớm nhận ra chính con trẻ lại là nguồn động lực tuyệt vời để duy trì các bài tập thể dục và chúng còn có thể trở thành những người bạn đồng hành khi tập luyện. Chìa khoá của vấn đề nằm ở sự sáng tạo, sự ứng phó linh hoạt và cách mà bạn thiết lập bài tập luyện thể dục để trẻ có thể tham gia. 

Kết quả hình ảnh cho TẬP THỂ DỤC CÙNG CON: MẸ DÁNG XINH, CON KHỎE MẠNH"

Con trẻ sẽ là người bạn cùng tập luyện thể dục tuyệt vời

Từ 3 tuổi trở lên là trẻ đã có thể cùng bạn tham gia các bài tập thể dục. Tuỳ theo độ tuổi của con mà các động tác hoặc thể loại có thể khó hơn. Khi trẻ bắt đầu có thể chạy nhảy trên chính đôi chân của mình thì việc khiến cho chúng đứng yên một chỗ là vô cùng khó khăn. Thế nhưng bọn trẻ lại vô cùng thích thú với các động tác nhảy nhịp nhàng trên nền nhạc sôi động. Hãy thử chia nhỏ các bài tập của bạn thành các hiệp từ 5 đến 10 phút và đừng bỏ qua cơ hội cùng con “toát mồ hôi” cùng những điệu nhảy thú vị nhé.

Từ 3 tuổi trở lên là trẻ đã có thể cùng bạn tham gia các bài tập thể dục

Khi trẻ lớn hơn, vào khoảng từ 5 tuổi trở lên, chúng đã bắt đầu ý thức được việc tập thể dục là như thế nào và tại sao cần phải tập thể dục. Đến lúc biến việc tập luyện thành thói quen truyền thống của gia đình rồi đấy.

Các bài nâng tạ đơn giản trẻ có thể tập cùng bố mẹ

Ngoài các bài tập fitness như các động tác plank, squat, hít đất, bạn còn có thể dạy chúng yoga và một số động tác nhảy căn bản hoặc nâng cao tuỳ thuộc vào độ tiếp thu của con. Nếu trẻ hứng thú với các bài tập nâng tạ thì đừng ngại ngần, bạn vẫn có thể cho con tập nâng các loại tạ tay đơn giản tùy theo sức của trẻ nếu được hướng dẫn đúng cách và an toàn.

Bài tập võ thuật trên nền nhạc cũng sẽ tạo nhiều hứng thú cho trẻ

 Sau đây là một số bài tập thể dục đơn giản mà bạn có thể tập cùng con tại nhà:

Các bài tập fitness

Điều quan trọng nhất là để trẻ có được niềm vui. Nếu chúng vui thì chúng sẽ muốn tập tiếp. Với cách tập luyện lập lại động tác, chúng sẽ trông chờ việc đổi sang động tác tiếp theo. Không ai mà không chán khi phải làm lặp đi lặp lại một việc trong một khoảng thời gian dài. Và dĩ nhiên là chúng ta phải thêm một chút âm nhạc vào buổi tập. Âm nhạc luôn giúp những bài tập trở nên vui vẻ hơn.

1. Bài tập plank

Chống khuỷu tay xuống sàn, nâng và giữ thân người trên các ngón chân. Giữ lưng thẳng, siết chặt cơ bụng, giữ cơ thể trên một đường thẳng. Giữ tư thế đó càng lâu càng tốt, 30 giây là lý tưởng đối với trẻ con.

Bài tập plank tốt cho cà người lớn lẫn trẻ nhỏ

2. Bài tập squats

Chân đứng rộng bằng vai và gối hơi khuỵu như thể bạn đang chuẩn bị ngồi xuống. Hai tay duỗi thẳng về phía trước. Nhưng nhớ là giữ sao cho gối không vượt lên quá mũi chân.

Mẹ cùng con gái tập Squat

3. Động tác chống đẩy hít đất

Bạn chắc hẳn đều biết động tác này. Nhưng hãy nhớ siết chặt cơ bụng, giữ lưng thẳng. Bạn có thể hít đất với chân thẳng trên đầu ngón chân hoặc muốn dễ hơn thì đặt gối xuống sàn và thực hiện động tác.

Cùng nhau hít đất xem ai thắng

4. Động tác gập bụng

Ngồi và giữ lưng một góc 30 đến 45 độ so với sàn. Co gập ngực hướng về phía đầu gối. sau đó trở về tư thế ban đầu.

Gập bụng rèn luyện sự dẻo dai cho cơ thể

5. Gập người chữ V

Động tác này tương tự như động tác gập bụng nhưng tạo dáng theo hình chữ V. Duỗi tay qua khỏi đầu khi nằm trên sàn, sau đó nâng chân cùng với phần bụng dưới cùng lúc với việc duỗi tay cố gắng chạm tới chân theo hình chữ V. Quay trở lại tư thế ban đầu và lặp lại động tác.

Mẹ con cùng tạo những tư thế tập thể dục đẹp mắt

Các tư thế Yoga

Yoga rất tốt cho trẻ em, giúp hình thành sự nhận thức về cơ thể, sự bình tĩnh, giúp thư giãn, tăng khả năng linh hoạt và sức mạnh, giúp tăng tuần hoàn máu và hệ thống trao đổi chất nói chung.

1. Thiền

Bắt đầu tư thế bằng việc ngồi ở tư thế đoá sen, ngón cái và ngón trỏ khép lại thành vòng tròn. Sau đó từ từ nhắm mắt lại đếm đồng thời di chuyển ngón tay. 1 là ngón cái và ngón trỏ; 2 là ngón cái với ngón giữa; 3 là ngón cái và ngón áp út; 4 là ngón cái và ngón út. Trẻ có thể lặp lại việc đếm kèm động tác.

Thiền sẽ giúp con trẻ luyện sự tập trung và bình tĩnh

 2. Tư thế yoga

Để vừa tập vừa chơi với trẻ, bạn có thể sử dụng thẻ yoga. Trên các thẻ này có hình của các tư thế yoga. Bạn có thể chọn ra 10 thẻ hoặc để trẻ tự chọn và để riêng ra một bên. Trên thẻ sẽ có phần giải thích cách thực hiện tư thế và tác dụng của tư thế đối với cơ thể. Thẻ còn có cả một vài câu hỏi để kích thích sự tư duy của trẻ trước khi và sau khi tập. Nhưng hãy nhớ sau khi hít vào bằng mũi, giữ lại 4 nhịp đếm rồi hẵng thở ra bằng mũi.

Những tư thế Yoga tuyệt đẹp mẹ cùng con có thể tập

Các tư thế rất nhiều tên gọi khác nhau như tư thế cái cây, con bướm, máy bay, bông hoa… hãy để tâm hồn trẻ con trong bạn được nổi dậy một lần nữa, hãy để trí tưởng tượng bay xa bằng cách kể một câu chuyện về mỗi tư thế. Đó là cách tốt nhất để trẻ có thể giữ được tư thế trong khoảng thời gian nhất định.

Nhảy trên nền nhạc sôi động

Bản thân nhảy múa là một cách vận động rất hay. Các cơ có thể di chuyển, chuyển động. Endorphins được tiết ra giúp hưng phấn và là bài tập cardio cực kỳ thú vị. Đôi khi cả bạn và cơ thể của bạn đều khao khát được đắm chìm trong những điệu nhảy sôi động. Vì vậy, hãy kết hợp một chút các bài tập cardio vui và đơn giản vào trong các buổi tập luyện  để cảm nhận được năng lượng bùng nổ cùng với trẻ.

Nhảy múa cũng là một trong những bài vận động hiệu quả

Thật tuyệt vời khi cùng con tập luyện các bài tập thể dục, vừa tốt cho sức khỏe lại vừa có thêm những khoảnh khắc gắn bó cùng con đúng không nào? Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên với những gì con bạn có thể làm đấy. Thế nên, hãy lên kế hoạch ngay lập tức cho lịch trình luyện tập để “mẹ dáng xinh, con khỏe mạnh” đi nào!

Phương Thảo (CALIPSO)

Khoảnh khắc khi bé yêu chào đời có lẽ là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của các bậc làm cha mẹ. Theo thời gian, những đứa bé sơ sinh sẽ dần lớn lên và sự quan tâm lo lắng cho sức khỏe của những đứa con cũng dần tăng lên trong lòng cha mẹ. Một trong những niềm quan tâm đó chính là nguồn thực phẩm dinh dưỡng và các loại sữa nào cân tăng cân cho bé. Hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm ra những loại thực phẩm phù hợp cho bé yêu nhà mình nhé.

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để giúp trẻ phát triển toàn diện

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để giúp trẻ phát triển toàn diện

Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ thì sữa mẹ thôi là chưa đủ mà bên cạnh đó, các bậc làm cha mẹ cũng nên cung cấp cho con những loại thực phẩm bổ dưỡng khác như: các loại thịt, rau quả,… và sữa công thức nếu sữa mẹ thiếu hoặc mẹ phải đi làm.

  1. Dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ nhỏ?

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều kiện tiên quyết để trẻ được phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn tâm, sinh lý. Thiếu chất dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng, thấp còi, ảnh hưởng trực tiếp đến thân hình, cân nặng và chiều cao ở trẻ. Ngoài ra, thiếu dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến chỉ số thông minh và trí tuệ lẫn sự tập trung của trẻ. Nó khiến cho những đứa trẻ trở nên ủ rũ, lầm lì, không thích vận động và dễ bị cô lập trong cộng đồng.

dinh dưỡng cho bé phát triển

Sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào dinh dưỡng được cung cấp hằng ngày

  1. Các loại thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ:

– Các loại thịt như thịt bò hoặc thịt gà cung cấp cho bé nhiều protein, sắt và kẽm – những chất dinh dưỡng hết sức cần thiết cho trẻ trong quá trình tạo máu và nuôi sống tế bào cơ thể. Ngoài ra, các loại sữa cũng cung cấp một phần đạm cho bé. Nếu các bạn đang băn khoăn về câu hỏi phải chọn loại sữa nào giúp bé tăng cân, hãy lựa chọn sản phẩm đến từ các thương hiệu có danh tiếng và uy tín như NutiFood để đảm bảo an toàn cho trẻ.

– Các loại rau quả có màu xanh thẫm: các loại rau như rau chân vịt, cải xoăn hoặc bông cải xanh cung cấp cho trẻ đầy đủ các axit folic và chất xơ. Các loại rau này nên được cắt nhỏ và hấp chín cho trẻ ăn kèm với các loại cháo ăn dặm.

– Các loại dầu từ thiên nhiên như dầu olive, dầu cá,… và quả bơ là nguồn cung cấp chất béo an toàn cho bé. Các loại dầu này có thể cho trực tiếp vào cháo hoặc các loại thức ăn khác của bé để tăng thêm hương vị cho món ăn. Quả bơ nghiền nhỏ để bé ăn như một loại sinh tố hấp dẫn vừa cung cấp chất béo không bão hòa vừa phát triển trí não cho bé.

– Bí ngô và cam cũng là những loại thức ăn rất bổ dưỡng cho bé. Nó cung cấp rất nhiều vitamin A và C cho cơ thể bé, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bí ngô nghiền nhuyễn là một loại thức ăn dặm hoàn hảo cho bé trong khị vị chua ngọt của cam góp phần kích thích vị giác.

–  Trứng gà chứa nhiều protein, DHA, lecithin giúp trí não bé được phát triển toàn diện, choline tăng cường trí nhớ.

– Quả việt quất bổ mắt, cung cấp các dưỡng chất phát triển não bộ. Các bạn có thể lựa chọn quả việt quất được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc việt quất từ Đà Lạt cũng có chất lượng và hiệu quả tương tự.

– Bí đao có nhiều vitamin A và C tự nhiên, ngoài ra nó còn có tính hàn, giúp bé thanh nhiệt, giải độc gan, làm mát cơ thể khi bị rôm sảy hoặc nóng trong người.

– Các sản phẩm lên men từ sữa như sữa chua và các loại thực phẩm bổ sung vi khuẩn tự nhiên cho đường ruột giúp trẻ tránh được các bệnh về tiêu hóa, hỗ trợ hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn, kích thích vị giác – sự thèm ăn ở trẻ, giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh. Ngoài ra, sữa chua còn giàu vitamin C chống oxy hóa, hỗ trợ làm đẹp da.

– Lựa chọn các loại sữa giúp bé tăng cân tốt để giúp trẻ phát triển toàn diện.

Các loại chất dinh dưỡng dành cho trẻ

Tìm hiểu các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ

Trên đây là những gợi ý về các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện. Các bạn hãy cùng theo dõi và lựa chọn cho con của mình những loại thức ăn phù hợp nhất nhé.

Theo mẹ Teppi, để nấu cháo nhanh nhừ, khi nồi sôi thì hạ lửa, để cháo sôi lăn tăn lên 1 lúc, đậy vung thật kín, tắt bếp đi.

Bí quyết nấu cháo ngon

Gạo, nước và thời gian nấu cháo là 3 yếu tố cấu thành một nồi cháo ngon. Mẹ có thể sử dụng nước hầm gà hoặc đơn giản chỉ là nước dashi rau củ để nấu cháo cũng đã tăng vị đậm đà cho cháo rồi.

Để cháo sánh thì mẹ nên cho vào 1 chút gạo nếp. Gạo nếp sẽ luôn giúp cháo sánh và thơm.

Mẹo hay để nấu cháo nhanh nhừ: nồi nấu sôi thì hạ lửa, để cháo sôi lăn tăn lên 1 lúc, đậy vung thật kín, tắt bếp đi. 1 lúc sau lại bật bếp cho sôi rồi hạ lửa và quấy nhẹ tay liên tục. Quấy đều gạo sẽ ra nhựa, đặc, sánh và không bị vữa.

Lúc vội mẹ có thể dùng cơm nát để nấu cháo, vừa tiện vừa nhanh. Để nấu cơm nát cũng cực dễ. Bạn chỉ cần vo gạo, trút vào bát con, thêm nước rồi để bát vào nồi cơm điện, cơm cả nhà chín là cơm nát cũng hoàn thành.

Dưới đây là công thức nấu 6 món cháo dinh dưỡng cho các bé trên 1 tuổi của mẹ Teppi (Hà Nội), mời các mẹ cùng tham khảo:

1. Công thức nấu món cháo cá lóc

cach nau 6 mon chao dinh duong cho be tren 1 tuoi vua nhanh nhu lai cuc ngon - 1

* Nguyên liệu

– 1 khúc cá quả vừa ăn, 1 ít gừng

– Hành tím, hành lá

– Gạo tẻ, gạo nếp, quinoa, rau củ tùy thích. (Có thể bí ngòi, bí ngô & 1 ít ớt chuông)

* Cách nấu

– Cá rửa sạch, luộc chín với ít gừng cho đỡ tanh

– Nấu cháo với các loại củ cho nhừ. Để nấu cháo ngon thì phải liên tục quấy. Quấy nhiều cháo sẽ sánh.

– Hành tím rửa sạch, phi thơm

– Cá chín thì gỡ xương, bóc da. Đem cá xào qua với chút hành cho thơm.

 

– Cháo chín múc ra bát rồi xúc cá lên trên và trang trí là xong.

2. Công thức nấu món cháo gà hạt sen rau củ

cach nau 6 mon chao dinh duong cho be tren 1 tuoi vua nhanh nhu lai cuc ngon - 2

* Nguyên liệu

– Lườn gà hoặc đùi gà

– Cơm nát hoặc gạo

– Hạt sen, cà rốt, ớt chuông, lơ xanh (2 loại ớt chuông, lơ xanh dùng để trang trí cho màu sắc bắt mắt hơn).

– Bột nêm dành cho bé.

* Cách nấu

– Lươn hoặc đùi gà rửa sạch. Ướp gà với chút bột nên. Hạt sen, cà rốt cũng rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn. Bỏ tất cả vào nồi áp suất hầm nhừ. Đun sôi thì hạ lửa, để liu riu khoảng 20p – 30p. Nếu dùng gạo thì cho gạo vào ngay từ đầu.

– Thêm cơm nát vào nồi, quậy đều tay đến khi cháo đặc sánh là được.

– Xé thịt gà nhỏ vừa theo độ thô của bé. Múc cháo ra bát và trình bày.

3. Cách nấu cháo ếch

cach nau 6 mon chao dinh duong cho be tren 1 tuoi vua nhanh nhu lai cuc ngon - 3

* Nguyên liệu

– Ếch

– Gạo nếp, gạo tẻ

– Bột nêm

– Nước dashi rau củ

– Cà rốt

– Hành tím, hành tươi, rau mùi.

* Cách nấu

– Cà rốt cắt hạt lựu, thêm nước dashi và gạo vào nồi và nấu cháo cho nhừ.

– Ếch rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp bột nêm khoảng 20 p.

– Phi thơm hành khô, cho ếch vào xào chín.

– Cháo chín múc ra bát, xúc thịt ếch và cà rốt lên trên. Rắc hành khô đã phi thơm ròn và hành tươi cùng 1 ít rau mùi lên trên.

4. Công thức món cháo kale nấu tôm

cach nau 6 mon chao dinh duong cho be tren 1 tuoi vua nhanh nhu lai cuc ngon - 4

Nguyên liệu

– Tôm

– Cà rốt, ớt chuông

– Cải kale (hay còn gọi là cải xoăn)

– Bơ ghee, bột ngô

– Gạo tẻ, gạo nếp

– Bột tỏi

* Cách nấu

– Cho gạo vào nồi nấu cháo như bình thường.

– Kale rửa sạch, xay rồi lọc lấy nước, bỏ bã. Khi cháo gần được mới đổ nước kale vào quấy.

– Tôm rửa sạch, rút chỉ đen ở lưng, thái hoặc bằm nhỏ rồi ướp với chút bột tỏi & bột nêm. Ướp chừng 15p thì đem tôm xào với bơ ghee. Xào tôm gần được thì trút cà rốt, ớt chuông đã thái nhỏ vào xào.

– Làm sốt: Bột ngô hòa với nước sôi, đổ vào chảo tôm. Đun sôi lăn tăn đến khi sền sệt là được.

– Múc cháo ra bát, xúc sốt tôm lên trên.

5. Cách nấu cháo thịt bò bí đỏ

cach nau 6 mon chao dinh duong cho be tren 1 tuoi vua nhanh nhu lai cuc ngon - 5

Nguyên liệu:

– Gạo tẻ, gạo nếp

– Bí đỏ

– Bột nêm

– Thịt bò

– Bột tỏi

– Bơ ghee

* Cách nấu:

– Bí đỏ cắt khúc nhỏ, cho bí đỏ và gạo vào nồi ninh nhừ. Thi thoảng quấy để bí nhuyễn hòa cùng gạo.

– Thịt bò bằm nhỏ, ướp với xíu bột tỏi, bột nêm & dầu oliu. Ướp chừng 15p thì đem thịt xào với bơ ghee. Lúc xào, vặn lửa to nhưng không nên để chảo quá nóng sẽ làm thịt bị chín quá kỹ, không còn mềm nữa. Đảo nhanh tay và canh lúc thịt vừa chín thì tắt bếp.

– Cháo chín múc ra bát. Xúc thịt bò lên trên.

6. Công thức nấu cháo lươn quinoa rau củ

cach nau 6 mon chao dinh duong cho be tren 1 tuoi vua nhanh nhu lai cuc ngon - 6

* Nguyên liệu:

– Lươn 1 khúc vừa đủ lượng ăn cho bé

– Gạo nếp, gạo tẻ, quinoa (ngâm qua đêm)

– Cà rốt, lơ xanh

– Hành tăm, bột nghệ

* Cách làm:

– Cà rốt thái hạt lựu. Cho tất cả các nguyên liệu lươn, gạo nếp, gạo tẻ, quinoa vào nồi áp suất. Hầm nhừ.

– Lơ xanh luộc chín ở ngoài (Vì lơ xanh nhanh chín và nếu cho vào nồi hầm sẽ quá nhũn).

– Đợi các nguyên liệu chín nhừ thì vớt lươn, lột da, gỡ xương va ướp thịt với xíu bột nghệ. Phi thơm hành tăm, đảo lươn vào xào.

– Thêm lơ xanh vào nồi cháo, quấy đều. Múc ra bát và xúc lươn lên trên là xong.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm một số món ăn dễ nấu, giàu dinh dưỡng khác để thêm vào thực đơn cho con, đổi món bé sẽ đỡ chán:

Lườn gà sốt quinoa, đậu lăng và kỳ tử

cach nau 6 mon chao dinh duong cho be tren 1 tuoi vua nhanh nhu lai cuc ngon - 7

Công thức:

* Nguyên liệu:

– 1 miếng lườn gà

– Hành tây

– Khoai tây

– Kỳ tử

– Quinoa, đậu lăng đỏ nấu chín

– Bó xôi

* Cách làm:

– Hành tây thái hạt lựu, xào thơm với bơ. Gà bằm nhỏ vừa độ thô của bé rồi đem xào chín với hành tây.

– Khoai tây hấp chín, cho vào cùng 1 bát với kỳ tử, còn quinoa, đậu lăng vào 1 bát rồi để trong nồi cơm điện hấp.

– Cho khoai tây và kỳ tử vào máy xay xay nhuyễn. Đổ hỗn hợp vào nồi, trút gà và quinoa, đậu lăng vào súp, thả vài lá bó xôi vào đun sôi đến khi rau chín là xong.

Cà ri thịt sườn

cach nau 6 mon chao dinh duong cho be tren 1 tuoi vua nhanh nhu lai cuc ngon - 8

* Nguyên liệu:

– Thịt sườn

– Sữa chua

– Lá thyme

– Bột cà ri hữu cơ, bột nghệ, bột tỏi

– Khoai tây, cà rốt, ớt chuông xanh, khoai lang, hành tây.

* Cách làm:

– Ướp thịt sườn với nửa hoặc 1 thìa bột cà ri, 1/2 thìa bột nghệ, 1 thìa sữa chua và 1 xíu lá thyme. Ướp khoảng 30 phút.

– Các loại củ rửa sạch, cắt khúc vừa ăn với bé.

– Hành tây xào thơm với 1 chút bơ. Xào đến khi hành hơi chuyển màu vàng thì cho thịt và các loại củ vào xào xơ.

– Đổ nước dùng xâm xấp vào hỗn hộp rồi bắt đầu hầm. Hầm khoảng 20 – 30 phút là được.

– Lúc gần được thêm một chút bột làm sánh vào nồi, đun sôi lăn tăn là được.

cach nau 6 mon chao dinh duong cho be tren 1 tuoi vua nhanh nhu lai cuc ngon - 9

Kê ngâm qua đêm trước, đem xào chung với hành tây rồi cho các rau củ khác vào, đổ nước xâm xấp và nấu. Nấu kê nhừ là xong.

cach nau 6 mon chao dinh duong cho be tren 1 tuoi vua nhanh nhu lai cuc ngon - 10

Cho ớt chuông, giá đỗ, cải bó xôi, thịt bò, trứng, su su và 1 ít nấm. Rau củ thì xào sẽ thơm nhưng nếu muốn hạn chế dầu mỡ thì luộc rồi rắc vừng. Bò ướp 1 lúc bột tỏi rồi xào. Sau khi các nguyên liệu chín thì xúc cơm ra bát và trình bày cho đẹp mắt.

cach nau 6 mon chao dinh duong cho be tren 1 tuoi vua nhanh nhu lai cuc ngon - 11

Yến mạch nấu chín, đậu lăng đỏ hấp chín. Mẹ cho chuối, yến mạch, sữa chua, cải bó xôi (luộc sơ sơ). Xay chung mọi thứ lên.

Theo Chi Chi – Ảnh: Mẹ Teppi (Khám phá)

Đối với trẻ ăn nhân tạo, cũng như trẻ bú mẹ, phải cho ăn theo nhu cầu của trẻ. Trong thực tế, nhiều trẻ ăn nhân tạo bị suy dinh dưỡng chủ yếu là do các bà mẹ cho trẻ ăn không đủ thành phần dinh dưỡng. Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé dưới đây sẽ giúp các mẹ cung cấp đủ vi chất cho con.

Cháo dinh dưỡng cho bé từ lúc ăn dặm đến 12 tháng tuổi giúp trẻ bổ sung lượng vi chất còn thiếu trong khi sữa mẹ không đủ để cung cấp cho các con về số lượng cũng như chất lượng.

1. Nấu cháo cho trẻ dựa trên nhu cầu về năng lượng cần bổ sung mỗi ngày

Đối với trẻ từ 6 đến 18 tháng, số lượng sữa trung bình mỗi ngày là 1000ml và cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn bổ sung trong đó có các loại cháo dinh dưỡng được nghiền nát như bột.

cach nau chao dinh duong cho be tu luc an dam den 12 thang tuoi - 1

Thực đơn ăn bổ sung của trẻ phải đủ năng lượng. (Ảnh minh họa)

Nhưng để cho trẻ ăn hợp lý, mẹ có thể tính số lượng thức ăn cho trẻ ăn bổ sung dựa vào nhu cầu về năng lượng mỗi ngày của trẻ:

Trẻ từ 4-6 tháng cần: 115 Kcalo/kg/ngày

Trẻ từ 7-9 tháng cần: 110 Kcalo/kg/ngày

Trẻ từ 10-12 tháng cần: 100 Kcalo/kg/ngày

Ngoài ra, mẹ còn phải lưu ý cả về số lần con cần ăn cháo dinh dưỡng bổ sung trong ngày đối với trẻ từ 5-12 tháng tuổi là 5 lần/ngày, các bữa cách nhau 4 giờ. Đối với những đứa trẻ phàm ăn, nhanh đói thì cho ăn thêm vào ban đêm nếu trẻ đòi.

2. Các loại thức ăn cần chuẩn bị

Hiện nay, WHO nghiên cứu về dinh dưỡng đã thống nhất các loại thức ăn bổ sung cho trẻ được biểu thị theo ô vuông thức ăn. Ghi nhớ ô vuông thức ăn cho trẻ để có cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi vừa ngon vừa chất lượng.

– Các loại thức ăn cơ bản để nấu cháo dinh dưỡng:

Đây là các loại lương thực phổ biến ở các nước như gạo, mì, ngô, khoai tây. Các loại thức ăn này cung cấp chủ yếu là đường từ tinh bột (gluxit) và nhiệt lượng cho cơ thể.

– Ô vuông thức ăn:

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé chất lượng nhất là dựa vào ô vuông thức ăn. Ô vuông thức ăn có sữa mẹ là trung tâm, xung quanh là 4 loại thức ăn có chứa chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng.

cach nau chao dinh duong cho be tu luc an dam den 12 thang tuoi - 3

Ô vuông thức ăn cung cấp đủ chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin cho bé. (Ảnh minh họa)

+ Thức ăn cơ bản: Ngũ cốc, khoai củ

+ Thức ăn cung cấp chất đạm: Thịt, cá, trứng, tôm, cua, đỗ

+ Thức ăn có vitamin và muối khoáng: rau, quả

+ Thức ăn giàu năng lượng: Dầu, bơ, mỡ, lạc, mía, đường.

3. Nguyên tắc nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm

cach nau chao dinh duong cho be tu luc an dam den 12 thang tuoi - 4

Đảm bảo nguyên tắc nấu cháo từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. (Ảnh minh họa)

Ăn bột, hoặc cháo dinh dưỡng nhuyễn được bắt đầu vào tháng thứ 5 (có nơi khuyến cáo nên bắt đầu vào tháng thứ 6). Phải tập cho trẻ quen dần với từng loại bột, do vậy phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé phải nấu từ loãng đến đặc (bột loãng, bột 5%, bột 10%, cháo loãng, cháo đặc).

– Mẹ nên nấu đến đâu ăn đến đó, không nấu trước rồi bảo quản, cháo sẽ bị mất chất. Lượng ăn của trẻ sẽ theo thứ tự như sau, mẹ lưu ý để nấu một lượng vừa phải: mỗi bữa vài thìa, 1/4 bát, 1/3 bát. 1/2 bát, 3/4 bát rồi 1 bát (200ml).

– Mỗi ngày nấu 1 bữa rồi 2-3 bữa, lúc đầu, mỗi ngày cho ăn một lần với vài thìa bột loãng sau khi bú, không thành bữa ăn riêng.

– Tập cho trẻ quen dần với từng loại thức ăn.

Ví dụ: nấu cháo loãng với một ít thịt nghiền (thịt xay), sau 1 tuần nếu thấy tiêu hóa tốt thì cho ăn bột nấu với một lượng nhỏ thịt nghiền, rồi toàn bộ thịt nghiền. Nấu bột với thịt nghiền có thể áp dụng cho cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi trở đi.

4. Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi

– Cách nấu cháo khi bé mới bắt đầu ăn dặm: Sau khi bú mẹ 7-6 lần, nấu thêm cho bé 50-100ml cháo loãng kết hợp 1-2 thìa quả nghiền.

– Cho trẻ 7-8 tháng: Sau khi bú mẹ 5-4 lần, nấu thêm 2 bữa, mỗi bữa 200ml cháo với thịt băm, trứng,…và 5-6 thìa quả nghiền.

– Với bé 10 tháng tuổi hoặc đã qua 9 tháng tuổi: Nấu 2-3 bữa, mỗi bữa 200ml với thịt, trứng, rau và 7-8 thìa quả nghiền.

– Nấu cháo dinh dưỡng cho bé 11-12 tháng tuổi: Nấu ngày 3 bữa, mỗi bữa 200ml cháo với trứng, thịt, rau, cá và 8-10 thìa quả nghiền.

5. Lưu ý về cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm

cach nau chao dinh duong cho be tu luc an dam den 12 thang tuoi - 5

Tất cả các món nấu cho trẻ ăn dặm đều phải được nghiền nhuyễn. (Ảnh minh họa)

– Tất cả các món cháo nấu phải được xay nhuyễn ở dạng bột.

– Không nên lạm dụng những đồ ăn, thức uống có đường để bổ sung vitamin.

– Không bổ sung protein bằng đồ hộp nướng, rán.

– Cho trẻ ăn từ ít tới nhiều, từ loãng đến đặc và mỗi lần chỉ cho trẻ ăn một loại thức ăn mới.

– Đảm bảo vệ sinh trong khi sơ chế, nấu nướng cho và trẻ ăn.

– Tham khảo công thức nấu ăn khoa học, đảm bảo đủ chất đạm, chất bột, chất béo, vitamn và khoáng chất cho con.

Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp các mẹ có thêm thông tin để có cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé an toàn, đủ chất, đúng chế độ theo từng thời kỳ phát triển của con từ lúc sinh ra đến 12 tháng tuổi.