Cây hương nhu, một trong những thảo dược rất quen thuộc với chúng ta. Tôi còn nhớ này nhỏ mỗi khi đi làm đồng ngoài trời nắng mẹ thường hái nắm lá hương nhu lót bên trong chiếc mũ để tránh cảm nắng.
Tôi vẫn còn nhớ mãi cái hương thơm dễ chịu của loài cây này, chính nó đã giúp tôi vượt qua được cái nắng như thiêu như đốt của mùa hè.
Cây hương nhu ở nước ta có 2 loại là hương nhu trắng và hương nhu tía. Có công dụng tương tự nhau.
Herba Ocimi Gratissimi, thuộc họ Hoa môi.
Cây hương nhu trắng có kích thước lớn hơn hương nhu tía. Hương nhu trắng thường mọc hoang ở ven bờ sông, chân núi rất nhiều. Loài cây này phân bố thành từng vùng rộng lớn, nếu bạn tìm thấy 1 cây này mọc hoang thì chắc chắn xung quanh đó có khoảng vài trục m2 có loài cây này mọc.
Hương nhu trắng mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền Bắc như: Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Quảng Ninh, Hòa Bình…..
Cây hương nhu tía có hình dáng nhỏ hơn, thường ít mọc hoang và thường được người dân trồng trong nhà để làm thuốc. Loài hương nhu tía thường khó kiếm hơn.
Lá cây là bộ phận được sử dụng để làm thuốc. Lá hương nhu có mùi thơm rất dễ chịu, đây chính là mùi hương tinh dầu. Chính vì vậy hiện nay cây hương nhu là 1 trong những thảo dược được sử dụng trong ngành công nghiệp tinh dầu.
Trong cây hương nhu có thành phần chính là tinh dầu ogenola tạo nên mùi thơm đặc trưng của loài cây này.
Theo y học cổ truyền hương nhu có vị cay, tính hơi ôn, vào 2 kình phế và vị. Cây có một số tác dụng chính như sau:
Điều trị hôi miệng: Lá hương nhu tươi 15g (hoặc 10g khô) đun lấy nước để ngậm và súc miệng hàng ngày.
Điều trị trẻ chậm mọc tóc, rụng tóc: Hương nhu khô 40g đun với 300ml nước, cô thật đặc, trộn với mỡ lợn bôi đều lên đầu trẻ.
Điều trị cảm sốt: Lá hương nhu phơi khô nghiền nhỏ, pha nước nóng uống trong ngày với liều dùng 8g/ngày.
Người âm hư và khí hư không dùng được.