Khí hư thay đổi thường xuyên theo chu kỳ kinh nguyệt . Nếu dịch tiết có màu xanh, nâu vàng kèm các triệu chứng phụ khoa như ngứa rát thì đây là khí hư bệnh lý, dấu hiệu của bệnh phụ khoa.
Có thể nhận biết khí hư bình thường và khí hư bệnh lý qua một số đặc điểm sau:
Khí hư bình thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng hoặc có thể hơi ngả vàng, không có mùi hoặc mùi tanh nhẹ, không gây ngứa. Số lượng và tính chất của khí hư sinh lý thay đổi tùy theo từng độ tuổi, giai đoạn trong chu kì kinh nguyệt cũng như những thời điểm đặc biệt của người phụ nữ.
Khí hư thay đổi thường xuyên theo chu kỳ kinh nguyệt. Ở giai đoạn trước và sau khi trứng rụng thì khí hư thường ít và không dai. Ở thời điểm rụng trứng, khí hư thường ra nhiều, loãng và dai. Khí hư ở giai đoạn này có độ dai có thể kéo dài ra được.
Lượng khí hư cũng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của người phụ nữ. Khí hư được hình thành do tác dụng của nội tiết tố nữ estrogen, lượng tiết nhiều hay ít ở mỗi người phụ nữ các độ tuổi vì thế mà khác nhau. Ở các bé gái, hệ thống sinh dục chưa phát triển đầy đủ, nhìn chung trong âm đạo thường không có nội tiết nên không có khí hư.
Bước đến tuổi dậy thì, buồng trứng dần phát triển hoàn thiện hơn, tiết ra chất kích thích khiến hệ thống sinh dục sản sinh ra nội tiết tố, vì thế mới có khí hư.
Đến tuổi trưởng thành, buồng trứng phát triển hoàn thiện nên hàng tháng đều tiết ra lượng estrogen và progesteron, vì thế khí hư xuất hiện và thay đổi theo chu kỳ, tùy vào hàm lượng tiết ra của estrogen nhiều hay ít. Sau khi hết đợt hành kinh, bạn có thể thấy không có dịch tiết âm đạo, khô ở cửa mình.
Còn khoảng thời gian giữa chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là trước thời điểm rụng trứng 12-24 giờ lượng estrogen cơ thể tăng lên, dịch tiết ra nhiều, vì thế khiến phụ nữ cảm thấy ẩm ướt, khó chịu ở cửa mình.
Do đó, trong khoảng thời gian này, nếu thấy dịch tiết âm đạo ra nhiều mà không kèm theo mùi hôi, ngứa cửa mình thì bạn gái không cần quá lo lắng. Sau khi rụng trứng, lượng estrogen giảm, lượng progesteron tăng lên, vì thế ức chế tiết ra chất nhầy cổ tử cung, khiến khí hư mất đi độ ướt, trở nên đặc dính.
Khí hư tiết nhiều ở sau thời kỳ trứng rụng: Ở một số bạn, khí hư biến mất hẳn, một số lại có dịch đặc cho tới tận kỳ kinh sau, một số bạn gái khác khi sắp hành kinh lại có khí hư loãng…. Đó đều là những thay đổi thông thường của dịch tiết âm đạo.
Sự thay đổi đầu tiên và dễ nhận biết nhất của khí hư bất thường, cảnh báo tình trạng sức khỏe phụ khoa gặp vấn đề đó là việc tăng lượng dịch tiết (khí hư ra nhiều) cùng những thay đổi về màu sắc, mùi hay tính chất.
Một số trường hợp còn có thể kèm theo có các triệu chứng bất thường phổ biến khác như vùng kín bị kích thích, ngứa hay nóng rát xung quanh vùng kín và âm đạo.
Trình trạng: Nhiễm nấm âm đạo
Triệu chứng kèm theo: Âm đạo, âm hộ bị ngứa, nóng rát, đau nhức hoặc đau. Một số bệnh nhân có thể bị đau khi quan hệ tình dục, tiểu tiện cùng với hiện tượng đỏ, sưng vùng kín, âm hộ.
Tình trạng: Viêm âm đạo do vi khuẩn
Triệu chứng kèm theo: Vùng kín có mùi tanh, ngứa, sưng.
Tình trạng: Nhiễm trùng roi Trichomonas
Triệu chứng kèm theo: Mùi hôi
Tình trạng: Kinh nguyệt không đều hoặc các bệnh lý liên quan đến tử cung, buồng trứng.
Triệu chứng kèm theo: Đau vùng chậu, chảy máu âm đạo
Tình trạng: Bệnh lậu
Triệu chứng kèm theo: Đau vùng xương chậu, nước tiểu có lẫn máu, mủ.
Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, khí hư có mùi hôi nếu không điều trị sớm và triệt để dẫn tới nhiều biến chứng khác. Ví dụ: viêm tắc vòi trứng, vô sinh, viêm nội mạc tử cung… Bởi vậy, các chị em nên đi khám và điều trị kịp thời.
Các chị em cũng không nên tùy tiện mua và sử dụng thuốc mà cần phải đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, không bỏ dở giữa chính chừng, không tự ý tăng giảm liều lượng sẽ khiến bệnh dễ trở thành mãn tính.
Ngoài ra, để không còn hiện tượng vùng kín có khí hư ra nhiều và có mùi hôi, chị em phụ nữ cần chú ý tới những điều sau:
– Mặc quần lót cotton thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí. Không mặc quần lót chật.
– Thay quần lót và vệ sinh vùng kín mỗi ngày ít nhất 1 lần.
– Không tự ý thụt rửa âm đạo. Đây là nguyên nhân khiến vi khuẩn bên ngoài dễ xâm nhập vùng kín và gây bệnh.
– Sử dụng nước sạch để vệ sinh vùng kín.
– Lựa chọn các loại dung dịch vệ sinh phù hợp, có thành phần tự nhiên như Acid hyaluronic, Acid lactic, có độ pH đạt chuẩn từ 3.8 – 4.5, không dùng các sản phẩm hóa chất như xà phòng, dầu gội, sữa tắm vệ sinh vùng kín để tránh làm mất cân bằng pH âm đạo.
– Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách trong thời kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, sau sinh, trước và sau khi quan hệ tình dục.
– Duy trì chế độ ăn uống khoa học với nhiều hoa quả, rau xanh, sữa chua.
– Tránh stress, thức đêm hay làm việc quá sức.
Hy vọng bài viết chia sẻ trên đây giúp chị em phụ nữ có thêm thông tin kiến thức về khí hư thường và khí hư bệnh lý cũng như các thói quen, biện pháp phòng tránh, điều trị khí hư “hư”, giúp vùng kín phái đẹp luôn khỏe mạnh, rạng ngời.