Không chỉ là một loại cây cảnh dùng để trang trí trong nhà cửa, công sở và các công trình công cộng, từ lâu cây đại tướng quân đã rất quen thuộc trong dân gian với nhiều bài thuốc hay điều trị và hỗ trợ điều trị xương khớp, đau răng, đau cổ họng, viêm da có mủ, mụn nhọt, thông huyết, giảm đau, tiêu sưng, tán ứ, rắn cắn…
Bài viết sau đây xin giới thiệu với độc giả 03 bài thuốc dân gian rất hay có sử dụng lá và củ của cây đại tướng quân để điều trị và hỗ trợ điều trị các bệnh tình về xương khớp mà mẹ của tôi đã và đang sử dụng.
Cây đại tướng quân (cây lá náng, chuối nước, tỏi voi,…) có tên khoa học là Crinum asiaticum L, một loại thực vật thuộc họ náng.
Đây là loại cây được nhiều ở các châu Á trồng và sử dụng để làm cảnh cũng như làm thuốc. Trong đó ở nước ta, cây đại tướng quân được trồng phổ biến trên khắp nhiều vùng, miền khác nhau.
Là loại cây thân thảo lâu năm, đại tướng quân cao trung bình khoảng 1 m. Mỗi cây có nhiều lá mọc từ gốc với hình dải ngọn giáo, lõm, có khía ở trên. Cụm hoa hình tán nằm ở đầu một cán dẹp dài màu trắng, có mùi thơm về chiều, được bao bởi các mo hoa dài 8–10 cm. Trên mỗi cái hoa có ống mảnh, màu lục, các phiến hoa hẹp, dài, có chỉ nhị đỏ, bao phấn vàng. Quả mọng hình gần tròn, thường chỉ chứa một hạt.
Theo y học phương Đông, cây đại tướng quân có vị cay, tính mát, có độc, có tác dụng thông huyết, tán ứ, tiêu sưng, giảm đau giã hành của nó có vị đắng, hôi, tính nóng, có tác dụng khư phong tán hàn, giải độc tiêu sưng.
Các bộ phận của cây đại tướng quân đều có thể có tác dụng điều trị và hỗ trợ điều trị một số bệnh, triệu chứng, như “đau răng, đau họng, viêm da có mủ, mụn nhọt, thông huyết, giảm đau, tiêu sưng, tán ứ, rắn cắn…”
Khi có cảm giác lớp muối phía dưới lưng đã giảm độ nóng, thì vừa rút bớt từng lớp lá đại tướng quân vừa cho người bệnh cứ nằm như thế đến lúc nào lớp muối đã nguội hoàn toàn là được. Bài thuốc này có thể sử dụng một vài lần trong tuần để hỗ trợ điều trị gai cột sống.
Nếu bị gai ở khớp tại và gai ở khớp chân, khá đơn giản, bạn chỉ cần lá đại tướng quân còn tươi quấn 02 lớp vào khớp tay hoặc khớp chân (chỗ bị đau) tương tự như cách đeo vòng vẫn thường làm.
Sau đó lấy một nắm muối Hymalaya rang nóng áp vào bên ngoài lớp lá đã quấn. Mỗi ngày thực hiện 02 lần (vào buổi sáng và buổi chiều). Mỗi lần thực hiện thì thay mới lá đại tướng quân, nhưng có thể dùng lại muối cũ rang nóng để làm tiếp những lần tiếp sau cũng có hiệu quả.
Thông thường người ta vẫn hay dùng lá cây đại tướng quân tươi giã ra, thêm ít rượu, nướng nóng lên và đắp vào chỗ đau (xương, khớp rồi băng lại). Nhưng mẹ tôi lại có một kinh nghiệm khá hay đó chính là sử dụng củ cây đại tướng quân (để nguyên cả rễ, đã được rửa sạch, để ráo nước) ngâm vào trong chai rượu gạo một thời gian sau đó cất trữ dùng để xoa bóp mỗi khi trong gia đình có ai đó bị vị va chạm, làm sưng tấy xương, cơ, khớp. Có lúc mẹ tôi còn sử dụng loại rượu này để bôi lên da khi trẻ em bị muỗi đốt cũng có tác dụng giảm ngứa ngáy và sưng tấy cho các em.
Ngoài ra mỗi lần bắt được những con rết to, mẹ cũng thường dùng ngâm rượu để xoa bóp như cách làm tương tự với bài thuốc từ rượu củ cây đại tướng quân.