Viêm cổ tử cung là một bệnh lý phụ khoa khiến nhiều chị em phải lo ngại và e dè. Bởi đây là một trong những vấn đề “khó nói” của chị em trong việc giải quyết các khúc mắc về bệnh phụ khoa. Ngày nay, viêm cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp và ngày càng trở nên phổ biến. Vậy làm thế nào để chị em có thể hiểu rõ căn bệnh này cũng như cách phòng ngừa “hung thần” này xuất hiện? Điều này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Viêm cổ tử cung là gì?
Trước tiên, các chị em phải hiểu rõ khái niệm cổ tử cung là gì? Cổ tử cung là một phần quan trọng của tử cung – cơ quan sinh sản của nữ giới, là nơi nối tiếp giữa âm đạo và tử cung. Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm xảy ra ở cổ tử cung, gây ra các triệu chứng như tiết quá nhiều khí hư, đau âm ỉ vùng bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tiểu tiện,… từ đó dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, chuyện “chăn gối” vợ chồng và quá trình mang thai, nghiêm trọng hơn là làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Nguyên nhân gây ra viêm cổ tử cung?
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm cổ tử cung, từ thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống, vệ sinh đến chuyện “chăn gối”, tất cả đều có thể là tác nhân gây ra căn bệnh này. Tác nhân điển hình chính là sự xâm nhập của các vi khuẩn như Trichomonas vaginalis, Neisseria gonorrhoeae, nấm Candida, Chlamydia trachomatis, tạp khuẩn, ký sinh trùng… gây ra viêm cổ tử cung.
Sự xâm nhập của các vi khuẩn gây viêm cổ tử cung này có thể do các yếu tố sau:
Yếu tố di truyền: phần lớn là do đáp ứng miễn dịch hoặc do yếu tố gia đình. Nếu trong gia đình có ai mắc bệnh, nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh sẽ cao hơn.
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến vùng kín bị viêm nhiễm, vi khuẩn xâm nhập, phát triển và sinh sôi trong âm đạo, sau đó là tới cổ tử cung. Đặc biệt trong kỳ nguyệt san, nếu không vệ sinh vùng kín sạch sẽ và cẩn thận sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thụt rửa thường xuyên: biện pháp thụt rửa để làm sạch âm đạo chỉ nên thực hiện khi được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Lạm dụng việc thụt rửa âm đạo có thể tạo ra các tổn thương trong âm đạo hoặc gây ra mất cân bằng pH sinh lý vùng kín khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bệnh.
Sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín chưa phù hợp.
“Yêu” không an toàn: chuyện “yêu” là một vấn đề khá tế nhị của chị em, nên việc chia sẻ cách “yêu” sao cho đúng khiến các chị em còn ngại ngùng. Có nhiều mối quan hệ ngoài luồng, quan hệ với nhiều người sẽ là nguy cơ dễ bị lây nhiễm vi khuẩn qua đường tình dục, khiến cho cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm, trong đó có viêm cổ tử cung. Chị em cần nhớ rằng, viêm cổ tử cung là một bệnh có thể lây lan qua đường tình dục, nên có thể ngăn ngừa được một cách hiệu quả đó là không quan hệ với người bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Nếu “đối tác” của mình bị viêm nhiễm, nên khuyên họ điều trị để tránh lây nhiễm và cho cả hai.
Chọn quần lót không phù hợp: việc chọn quần lót không phù hợp như chất liệu không thấm mồ hôi, kích thước quá chật sẽ gây ra viêm nhiễm vùng kín, viêm cổ tử cung,…
Điều trị và cách phòng ngừa viêm cổ tử cung:
Khi mắc bệnh, chị em nên tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đảm bảo thực hiện đúng lời khuyên của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả tốt. Ngoài ra, chị em có thể kết hợp với các biện pháp sau để đẩy lùi và ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
Đảm bảo vùng kín luôn được thông thoáng bằng cách lựa chọn quần lót phù hợp, chất liệu thấm hút mồ hôi, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát xâm nhập
Quan hệ tình dục an toàn: tránh quan hệ ngoài luồng, quan hệ với nhiều người, đảm bảo “đối tác” của mình không bị các bệnh về đường tình dục. Nếu một trong 2 người bị bệnh, nên điều trị để tránh lây nhiễm sang người còn lại.
Không lạm dụng việc thụt rửa âm đạo, nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.
Vệ sinh sạch sẽ, đúng cách: đảm bảo vệ sinh vùng kín mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp với da vùng kín, có tác dụng làm sạch, kháng khuẩn dịu nhẹ, giúp vùng kín luôn sạch sẽ. Đặc biệt trong kỳ nguyệt san, các chị em cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ, thay băng vệ sinh mỗi 3 – 4 tiếng/lần để vi khuẩn không có điều kiện sinh sôi phát triển.
Lựa chọn các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp như có độ pH nằm trong khoảng pH sinh lý của vùng kín (3,8 – 4,5), có thành phần từ tự nhiên, đặc biệt là thành phần Acid lactic và Acid Hyaluronic để giúp làm sạch đồng thời đảm bảo an toàn cho da vùng kín vô cùng nhạy cảm.
Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin kiến thức về viêm cổ tử cung và những phương pháp phòng ngừa, điều trị bệnh an toàn, hiệu quả.